101 NHẬN ĐỊNH LÝ LUẬN VĂN HỌC HAY NHẤT

101 NHẬN ĐỊNH LÝ LUẬN VĂN HỌC HAY NHẤT

RUBIK VĂN CHƯƠNG
10/01/2024
101 nhận định lý luận văn học hay nhất
  1. “Trong đau khổ có tư tưởng” – (Fyodor Dostoevsky)
  2. “Không có gì nâng đỡ tôi suốt cuộc đời, trong những hoàn cảnh trái ngược nhất ngoài tư tưởng nghệ thuật và bổn phận của một nhà văn” – (Albert Camus)
  3. “Viết văn là một quá trình đấu tranh để nói ra sự thật” – (Tô Hoài)
  4. “Trong hoàn cảnh khắc nghiệt vừa qua, không tránh khỏi có lúc chúng ta tự hỏi, văn học để làm gì, văn học cần cho ai? Văn học có cần cho người bệnh đang giành lấy từng hơi thở tàn trong bệnh viện dã chiến? Văn học có cần cho người mẹ già đẩy chiếc xe với chút tài sản bé mọn trên đường về miền Tây? Văn học có cần cho đôi vợ chồng trẻ chở con dưới mưa gió trên đỉnh đèo Hải Vân theo đoàn người trốn dịch…” (Nhà giáo Huỳnh Như Phương)
  5. “Không có tiếng nói riêng, không mang lại những điều mới mẻ cho văn chương mà chỉ giẫm theo đường mòn thì tác phẩm nghệ thuật sẽ chết.” (Leonit Leonop)
  6. “Một tác phẩm thật có giá trị, phải vượt lên bên trên tất cả các bờ cõi và giới hạn, phải là một tác phẩm chung cho cả loài người. Nó phải chứa đựng một cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn lại vừa phấn khởi. Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình…Nó làm cho người gần người hơn.” (Nam Cao)
  7. “Có thể vượt qua giới hạn lớn lao của loài người không phải bằng cách tự xóa mình đi mà bằng cách mở rộng bản sắc của chính mình.” ( Tagore)
  8. “Nghệ sĩ là người biết khai thác những ấn tượng riêng, chủ quan của mình, tìm thấy những ấn tượng có giá trị khái quát và làm cho những ấn tượng ấy có được hình thức riêng.” ( M.Gorki)
  9. “Nhà văn là một danh hiệu lạ lùng, vừa hữu ích lại vừa phù phiếm. Nó không phải danh hiệu anh ta tự đứng ra xưng danh được, mà là một danh hiệu do độc giả đặt tên” (Nguyễn Huy Thiệp)
  10. “Nghệ thuật bao giờ cũng là tiếng nói của tình cảm con người, là sự tự giãi bày và gửi gắm tâm tư.” (Lê Ngọc Trà)
  11. “Văn học thế giới đã có trọn vẹn hai trăm năm huy hoàng của thế kỷ XIX và XX, lịch sử nhân loại đã không phụ văn học. Việc những nhà văn còn sót lại nên làm, chính là diễn xuất một cách hết sức vẻ vang vai diễn phụ của mình. Nhưng chúng ta cũng chớ quên diễn viên chính vẫn là diễn viên chính, diễn viên phụ vẫn phải diễn vai phụ mà lịch sử đã phân công. Chấp nhận sự bên lề của văn học chẳng phải một việc tồi tệ.” (Nhà văn Diêm Liên Khoa)
  12. “Văn học là thế giới hoang tưởng, ảo tưởng, hão huyền trong cuộc đời thực tẻ nhạt, dung tục, của cảm xúc nhục cảm, vớ vẩn, suy đồi, là vàng trong cát, sự bất lực thê thảm. Chúng ta làm được gì khi xây những lâu đài cát trên bờ biển xanh? (Nguyễn Huy Thiệp)
  13. “Văn học nằm ngoài các định luật của sự băng hoại. Chỉ mình nó không thừa nhận cái chết.” (Shchedrin)
  14. “Tương lai chỉ thuộc về những ai nắm được phong cách” (Victor Hugo)
  15. “Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có.” (Nam Cao)
  16. “Muốn chấn hưng nền văn chương ngày nay, phải có những tàu năng tuấn tú” (Cố Viêm Võ)
  17. “Nghệ thuật không phục vụ một đảng phái nào nó chỉ phụng sự cho nỗi thống khổ và quyền tự do của con người” (Albert Camus)
  18. “Sự còn lại mất đi của số phận những tác phẩm văn học cũng như những đời văn trong độ lùi thời gian bao giờ cũng ngầm chứa đựng một sự lựa chọn đầy huyền diệu và công bằng” (Nguyễn Minh Châu)
  19. “Tác phẩm nghệ thuật sẽ chết nếu nó miêu tả cuộc sống chỉ để miêu tả, nếu nó không phải là tiếng thét khổ đau hay lời ca tụng hân hoan, nếu nó không đặt ra những câu hỏi hoặc trả lời những câu hỏi đó” (Belinxky)
  20. “Bài thơ hay là bài thơ đọc lên không còn thấy câu thơ mà chỉ còn thấy tình người và tôi muốn thơ phải thật là gan ruột của mình” (Tố Hữu)
  21. “Những chữ xơ xác nhất mà chúng ta đã nói đến cạn cùng, mất sạch tính hình tượng đối với chúng ta, những chữ ấy trong thơ ca lại lấp lánh, lại kêu giòn và tỏa hương”. (Pautopsky)
  22. “Nhân giả trí nhân” (Người có lòng nhân luôn thương con người) (Khổng Tử)
  23. “Tác phẩm văn học là sự cưới xin giữ ngoại vật và nội tâm nhà văn” (Xuân Diệu)
  24. “Nghệ thuật không tái tạo những gì ta thấy đúng hơn là nó mở mắt cho ta” (Picasso)
  25.  “Khi văn xuôi đã đạt tới mức toàn Thiện Toàn Mỹ thì về bản chất nó đã thực là thơ” (Paustovsky)
  26. “Mặt trời chói lọi của chí tưởng tượng chỉ có thể cháy sáng khi được cọ xát với mặt đất. Nó không thể cháy trong khoảng trống rỗng. Trong khoảng trống rỗng nó sẽ tắt” (Paustovsky) 
  27. “Cái phong phú đa dạng vô cùng vô tận của văn học nghệ thuật là ở chỗ: mỗi tác phẩm mở ra một thế giới mới lạ, không lặp lại, góp phần phản ánh thể hiện cái muôn màu muôn vẻ của đời sống và của tâm hồn con người” (Lê Đình Kỵ)
  28. “Nghệ thuật là sự vươn tới, sự hướng về, sự níu giữ mãi mãi tính người cho con người”. (Nguyên Ngọc)
  29. “Loại văn chương tột bậc của thiên hạ không ở trong cái giới hạn đóng mở kết cấu” (Nhữ Bá Sỹ)
  30. Văn học không quan tâm đến câu trả lời do nhà văn đem lại, mà quan tâm đến những câu hỏi do nhà văn đặt ra và những câu hỏi này luôn rộng hơn bất kì câu trả lời cặn kẽ nào (Claudio Magris)
  31. Nhiệm vụ của nhà văn phải là bộ dây thần kinh để cảm ứng, phải là tay chân để cung thủ. Muốn sáng tác những tác phẩm vĩ đại cho nền văn hoá tương lai, cố nhiên rất tốt, nhưng nhà văn đầu tranh cho hiện tại, đồng thời cũng đấu tranh cho tương lai nữa, bởi vì mất hiện tại làm gì có tương lai” (Lỗ Tấn)
  32. “Nhà thơ, đối với vũ trụ nhân sinh, nên bước vào bên trong mà lại nên đi ra bên ngoài. Bước vào bên trong mới có thể viết được. Đi ra bên ngoài mới có thể quan sát được. Bước vào bên trong mới có sinh khí. Đi ra bên ngoài mới đạt cao siêu” (Vương Quốc Duy đời Thanh)
  33. “Văn học chỉ phơi bày thực trạng đời sống con người, nêu lên những vấn đề nhân bản của nó” (Cao Hành Kiện)
  34.  “Ngôn ngữ của thi ca khác với ngôn ngữ của đời sống ở chỗ là nó gợi ra được những liên tưởng phong phú, khơi dậy ở tâm hồn con người những rung động sâu xa, biến những tầm thường của đời sống thành những gì lãng mạn, cao cả” (Lâm Ngữ Đường)
  35. “Đời sống xanh tươi là cội nguồn sâu xa của văn học”(Goethe) 
  36. “Chỉ có cuộc đời rộng rãi, chỉ có trường đời vô thường định mới dạy cho người ta biết được những câu đẹp đẽ”( Nguyễn Tuân )
  37. “Mỗi bài thơ mà hôm nay tôi trao vào tay bạn đọc thân mến là nảy sinh cùng với mầm mống trên cái cây xao động của cuộc đời đang nở hoa. Coi thường quyển sách này sẽ là tàn nhẫn bởi vì nó gắn liền khăng khít với bản thân cuộc đời tôi.”( Lorca)
  38. “Ý nghĩa trong thơ tôi là do bạn đọc cho nó” (P. Valery)
  39. “Đọc một câu thơ hay, ta thường có cảm giác đứng trước một bến đò gió nổi, một khao khát sang sông, một thúc đẩy lên đường hướng đến những vùng trời đẹp hơn, nhân tính hơn…” (Lê Đạt)
  40. “Một câu thơ hay là một câu thơ có sức gợi” (Lưu Trọng Lư)
  41. “Trong đời sống văn học,những nhà văn có tài năng,người thì đóng góp vào 1 cách viết,người thì đóng góp vào cách sử dụng ngôn ngữ, có người lại chỉ cho ta thấy những thứ rất nhỏ bé,đặc sắc mà giàu giá trị. Nhưng trên tất cả,anh ta phải cho người đọc thấy được tiếng nói riêng cùa anh ta trong 1 vấn đề mà nhiều người đang quan tâm đến.” (Nguyễn Minh Châu)
  42. “Nhà văn không có phép thần thông để vượt ra ngoài thế giới này, nhưng thế giới này trong con mắt nhà văn phải có một hình sắc riêng” (Hoài Thanh)
  43. “Tác phẩm văn học như con quay kì lạ, chỉ có thể xuất hiện trong vận động. Muốn làm cho nó xuất hiện, cần phải có một hoạt động cụ thể là sự đọc. Và tác phẩm văn học chỉ kéo dài chừng nào sự đọc còn có thể tiếp tục. Ngoài sự đọc ra, nó chỉ còn là những vệt đen trên giấy trắng” (J.Paul. Sartre)
  44. “Nhà văn tồn tại ở trên đời trước hết để làm công việc giống như kẻ nâng giấc cho những người cùng đường tuyệt lộ bị cái ác hoặc số phận đen đủi dồn đến chân tường; để bênh vực cho những người không còn ai bênh vực” (Nguyễn Minh Châu)
  45. “Thơ không cần nhiều từ ngữ. Nó cũng không quan tâm đến hình xác của sự sống. Nó chỉ cần cảm nhận và truyền đi 1 chút linh hồn cùa cảnh vật thông qua linh hồn thi sĩ” (Nguyễn Đăng Mạnh)
  46.  “Thơ là tiếng nói hồn nhiên nhất của tâm hồn con người trước cuộc đời” (Tố Hữu)
  47. “Cái bóng của độc giả luôn luôn cúi xuống sau lưng nhà văn, ngay khi mà nhà văn ngồi trước trang giấy trắng.” (Aimatov)
  48. “Bài thơ là sợi dậy truyền tình cảm cho người đọc” (Nguyễn Đình Thi)
  49. “Cuộc sống là cánh đồng màu mở để cho thơ bén rễ sinh sôi” (Puskin)
  50.  “Câu thơ phải luôn bất ổn và xôn xao – Không thể nằm yên mà ngủ được nào” (Chế Lan Viên)
  1. “Sáng tác thơ là một việc do cá nhân thi sĩ làm, một thứ sản xuất đặc biệt và cá thể” (Xuân Diệu)
  2.  “Câu thơ hay là câu thơ có kahr năng đánh thức bao ấn tượng vốn ngủ quên trong kí ức của con người” (Chu Văn Sơn)
  3. “Khi tác phầm kết thúc, ấy là sự sống của nó mới thực sự bắt đầu” (Aimatov)
  4. “Thơ là hiện thực, thơ là cuộc đời, thơ còn là thơ nữa” (Xuân Diệu)
  5. “Đụng chạm với cuộc sống hằng ngày tâm trạng nảy lên bao nhiêu hình ảnh như lúc búa đập vào sắt trên đe. Người làm thơ lượm lặt những tia sáng ấy, kết thành một bó sáng. Đó là hình ảnh thơ” (Nguyễn Đình Thi)
  6. “Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng” (Hoài Thanh)
  7. “Nhà văn là người đi tìm, gắng đi tìm những hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn con người” (Nguyễn Minh Châu)
  8. “Ý hết mà lời dừng, ấy là lời rất mừng trong thiên hạ. Nhưng lời dừng mà ý chưa hết lại càng hay tuyệt” (Lê Quý Đôn)
  9. “Khi sáng tạo ra chữ, những chữ nảy mầm mới là những chữ đích thực” (Berton Brech)
  10. “Những tình cảm rất quý có thể trở nên tầm thường khi diễn đạt ra thành lời” (Gogon)
  11. “Tình huống là cái sống còn của truyện ngắn” (Nguyễn Minh Châu)
  12. “Tác phẩm văn học là đơn vị sáng tác của nhà văn, là đối tượng thưởng thức của người đọc, là kết quả của trình độ ý thức xã hội, ý thức thẩm mĩ thời đại, là chỉnh thể trung tâm của hoạt động văn học” (Lê Lưu Oanh)
  13. “Chủ đề là một ý tưởng nảy mầm trong vốn kinh nghiệm của tác giả, do cuộc sống mách bảo cho tác giả, nhưng vẫn còn ẩn náu trong cái vốn ấn tượng của anh ta dưới một dạng thức chưa hình thành và đòi hỏi phải được thể hiện trong những hình tượng, thúc đẩy tác giả tìm cách hình tượng hóa nó” (M. Gorky)
  14. “Thơ là một bức họa để cảm nhận thay vì để ngắm” (Leonardo DeVinci)
  15.  “Nhà thơ gói tâm tình mình vào trong thơ. Người đọc mở ra bỗng thấy tâm tình của chính mình” (Lưu Quý Kỳ)
  16. “Tôi thấy văn chương của mình (và cả bản thân mình) sao giống trái sầu riêng quá trời, có người thích, khen thơm, có người bưng mũi quay đi vì chê nó nặng mùi. Nhưng khi bắt đầu kết trái, sầu riêng đâu định trước sẽ dâng tặng cho riêng ai, nên chẳng bẻ mình bẻ mẩy để lấy lòng người…” (Nguyễn Ngọc Tư)
  17. “Người vẫn còn mang vết thương đã toan đi chữa vết thương cho người khác. Tôi nghĩ nghề viết và người viết cũng đơn giản vậy, chữa lành, an ủi những vết thương của người đời để làm dịu vết thương của chính mình” (Nguyễn Ngọc Tư)
  18. “Tình yêu này của người nghệ sĩ vừa là một niềm hân hoan say mê, vừa là một nỗi đau đớn, khắc khoải, một mối quan hoài thường trực về số phận, hạnh phúc của những người chung quanh mình” (Nguyễn Minh Châu)
  19. ““Thơ là mở ra được một cái gì mà trước câu thơ đó, trước nhà thơ đó, vẫn như là bị phong kín” (Nguyễn Tuân)
  1. “Thơ ca, nếu không có người tôi đã mồ côi” (Rasul Gamzatov)
  2. “Mỗi người viết văn chỉ có khả năng thành công qua những cái mình thông thuộc” (Tô Hoài)
  1.  “Làm thơ có lúc như lấy người điếc lác ù tai làm bạn tri âm,
     Cứ phải hét vào tai những tiếng nói thầm.
     Làm thơ có lúc là thi sĩ câm
      Ra hiệu bằng tay, bằng mắt, bằng toàn thân,
      Đóng kịch để nói điều rất thật”
                      (Tri âm – Chế Lan Viên)
  2.   “Ôi! chỉ cần một độc giả dù vô tâm đến mấy
      Là cũng đủ cho nhà thơ thoát khỏi vạc dầu
      Và bay lên chín tầng cao”.
                     (Sợ nhất – Chế Lan Viên)
  3.  “Những phong thư anh gửi cho hư vô đều bị trả về
     Dù tem vẽ các vĩ nhân, thần thánh.
     Chi bằng anh đưa cho cô hàng xóm ở hàng rào bên cạnh
     Viết cho người độc giả bình thường gần gụi đọc thơ anh”
                      (Chế Lan Viên)
  4. “Nghệ thuật là những câu trả lời đầy thẩm mĩ cho con người, thay đổi, cải thiện thế giới tinh thần cho con người, nâng con người lên” (Tố Hữu)
  5.  “Thơ là sự thể hiện con người và thời đại một cách cao đẹp.” (Sóng Hồng)
  6.  “Thơ là âm nhạc của tâm hồn, nhất là những tâm hồn cao cả, đa cảm”. (Voltaire)
  7.  “Chi tiết làm nên bụi vàng của tác phẩm. (Pauxtopxki)
  8. “Con người đến với cuộc sống từ nhiều nẻo đường, trên muôn vàn cung bậc phong phú nhưng tiêu điểm mà con người hướng đến vẫn là con người” (Đặng Thai Mai)
  9. “Văn chương có loại đáng thờ và không đáng thờ. Loại không đáng thờ là loại chuyên chú ở văn chương. Loại đáng thờ là loại chuyên chú ở con người” (Nguyễn Văn Siêu)
  10. “Sống đã rồi hãy viết, hãy hòa mình vào cuộc sống vĩ đại của nhân dân” (Nam Cao)
  11.  “Những gì tôi viết ra là những gì thương yêu nhất của tôi, những ước mong nhức nhối của tôi” (Nguyên Hồng)
  12. “Văn chương giúp ta trải nghiệm cuộc sống ở những tầng mức và chiều sâu đáng kinh ngạc. Nó giúp cho con người sống người hơn, sống tốt hơn nếu ta biết tìm trong mỗi cuốn sách những vệt sáng, những nguốn sáng soi rọi vào những góc khuất của con người và cuộc đời” (Thanh Thảo)
  13. “Quan trọng nhất của truyện ngắn là tạo ra một tình huống nào đấy. Từ một tình huống ấy bộc lộ bản chất tính cách nhân vật hoặc bộc lộ tâm trạng” (Nguyễn Đăng Mạnh)
  14. “Truyện hay đến một mức nào đó thì thành thơ” (Paustovsky)
  15. “Nhà thơ là phu chữ” (Lê Đạt)
  16. “Đọc một câu thơ tức là ta gặp gỡ một tâm hồn con người” (Antone France)
  1.  “Những con chữ ấy phải như những đóa hoa tu từ” (Nguyễn Tuân)
  2.  “Điều quan trọng nhất của một nhà văn không phải cái anh ta viết được nhiều mà là sáng tạo ra cái mới” (Trần Đình Sử)
  3.  “Nhà thơ phải nếm trải chua cay mặn ngọt của đời thì thơ mới có dư vị” (Goethe)
  4.  “Chân lý cuộc sống trong sáng tác nghệ thuật không tồn tại bên ngoài cái nhìn nghệ thuật có tính cá nhân đối với thế giới, vốn có ở từng nghệ sĩ thực thụ”. (Khrapchenko).
  5.  “Người đọc thơ muốn rằng thơ phải xuất phát từ thực tại, từ đời sống, nhưng phải đi qua một tâm hồn, một trí tuệ và khi đi qua như vậy, tâm hồn, trí tuệ phải in dấu vào đó thật sâu sắc, càng cá thể càng độc đáo, càng hay” (Xuân Diệu)
  6.  “Văn học bao giờ cũng phải trả lời những câu hỏi của ngày hôm nay bao giờ cũng phải đối thoại với những người đương thời với những câu hỏi cấp bách của đời sống.” (Nguyễn Minh Châu)
  7.  “Thơ ca đồng hành với con người và thực hiện thức tỉnh những lương tri đang ngủ” (Evtusenko)
  8.  “Hãy biết rằng chính trái tim bạn đang lên tiếng và rên rỉ khi tay bạn viết.” (Alfret de Musse) 
  9.  “Bài thơ hay là một sinh vật có thân xác. Mỗi câu, mỗi từ đều có lý do. Kỹ thuật làm thơ cũng nghiêm túc như  người lính  trong quân đội. Đổi  một câu, một chữ là sai ở trọng tâm bài thơ, bài thơ sai lệch, sa ngã” (Xuân Diệu)
  10.   “Thơ không phải lời cũng không phải lời, có ý thức mà không phải ý thức, vô thức nhưng không hẳn là vô thức. Thơ là sự thể hiện cao nhất của nhà thơ” (Thanh Thảo)
  11.  “Thơ đưa tôi đến những bến bờ không thể chạm tới” (Lưu Quang Vũ) 
  12.  “Con đường thơ gồm nhiều con đường khác nhau của mỗi người. Không có một con đường chung cho tất cả. Có thể nói, con đường thơ chính là số mệnh của  nhà thơ.” (Lê Đạt) 
  13. “Thơ là cái nhụy của cuộc sống, nên nhà thơ phải đi hút cho được cái nhụy ấy và phấn đấu làm sao cho cuộc đời của mình cũng có nhụy.” (Phạm Văn Đồng) 
  14. “Chỉ cần một số ít trang văn xuôi mà họ (các bậc thầy về truyện ngắn) có thể làm nổ tung trong tình cảm và ý nghĩ người đọc những điều rất sâu xa và da diết của con người, khiến người đọc phải nhớ mãi, suy nghĩ mãi, đọc đi đọc lại vẫn không thấy chán”. (Nguyễn Minh Châu)
    🌸Lớp NLXH và LLVH – Ôn thi HSG THPT: https://forms.gle/ZnMeTyKtAY7ZkNv5A

KHOÁ HỌC LIÊN QUAN

Khoá Meeting: Lớp LLVH và NLXH [Trọn bộ]

Trọn bộ HSG nền tảng gồm các chuyên đề lý luận trọng tâm, cách lập ý bài Nghị luận xã hội, nâng cao tư duy, tạo điểm nhất trong diễn đạt, tư duy,...
2.300.000 
Xem chi tiết

Khoá Meeting: Lớp học Văn 9 vào 10 [Giai đoạn 2: Lý luận văn học]

Khóa học sẽ hướng dẫn các bạn những chuyên đề lý luận văn học từ cơ bản đến nâng cao, cách triển khai bài nghị luận văn học, ứng dụng lý luận tạo điểm nhấn cho bài viết.
800.000 
Xem chi tiết

Khoá Meeting: Lớp Phương pháp phân tích tác phẩm

Khóa học sẽ hướng dẫn các bạn cách phân tích, khai thác, cảm nhận tác phẩm bất kì từ cổ điển đến hiện đại, từ trong nước đến quốc tế, từ phương Đông đến phương Tây dựa trên các tiêu chí đánh giá nội dung, nghệ thuật, văn học sử, đặc trưng thể loại, phong cách tác giả, đối sánh với các tác phẩm khác.
1.300.000 
Ngày bắt đầu: 25/02/2024
Giờ học: 120 phút
Số Video: 24 buổi
Xem chi tiết

Hãy cho biết trải nghiệm của bạn với nội dung trên

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Danh sách đánh giá (2 đánh giá)