TỔNG HỢP CÁC NHẬN ĐỊNH HAY NHẤT VỀ ĐẶC TRƯNG TRUYỆN NGẮN

TỔNG HỢP CÁC NHẬN ĐỊNH HAY NHẤT VỀ ĐẶC TRƯNG TRUYỆN NGẮN

RUBIK VĂN CHƯƠNG
09/10/2024

Truyện ngắn là “một thể loại tự sự cỡ nhỏ, thường được viết bằng văn xuôi, đề cập hầu hết các phương diện của đời sống con người và xã hội. Nét nổi bật của truyện ngắn là dung lượng; tác phẩm truyện ngắn thích hợp với việc người tiếp nhận (độc giả) đọc nó liền một mạch không nghỉ” (Lại Nguyên Ân). Các bạn cùng Rubik ghi lại những câu nhận định hay nhất về truyện ngắn nhé!

Tổng hợp các nhận định hay nhất về truyện ngắn

  1. “Không nên nhất thiết trói buộc truyền ngăn vào những khuôn mẫu gò bó. Truyện ngắn vốn nhiều vẻ, có truyện viết về cả một đời người, lại có truyện chỉ ghi lại một giây phút thoáng qua”

(Nguyên Ngọc)

  1. “Theo tôi quan niệm truyện ngắn phải có “chuyện” tức có thể kể lại cho người khác nghe được. Mà muốn kể, câu chuyện phải chặt chẽ, hấp dẫn. Yêu cầu bố cục đặt ra từ đây”

(Nguyễn Quang Sáng)

  1. “Theo tôi hiểu thì mọi truyện ngắn chỉ chứa đựng một tình thế như thế nào đó đã xảy ra trong đời sống, nếu có đến hai tình thế trở lên, truyện ngắn sẽ bị phá vỡ.”

(Nguyễn Kiên)

  1. “Bắt đầu viết truyện, tôi cố gắng tìm ra một cái tứ. Nó là cái gì ư, nó là chủ đề đấy, nhưng đã gắn với hình ảnh, với chất liệu” 

(Ma Văn Kháng)

  1. “Nhưng viết cách nào thì viết, truyện ngắn cũng như mọi thể tài văn học khác, là một phương tiện để nhà văn tiếp xúc với đời giá. Sau cùng văn là sự đối thoại giữa người đọc và người viết. Truyện ngắn phải mang đậm dấu ấn của tác giả, biểu hiện sự tồn tại của tác giả. Đầu tiên, trước hết là tấm lòng đằm thắm của anh, sau đó là bút pháp, giọng nói, nhịp điệu câu chuyện của anh, những “cái áo” “làn da” của tấm lòng tác giả. Nếu không có gì đó nói, làm sao anh nâng nổi ngôi bút của anh cho được?

(Nguyễn Thành Long)

  1. “Với tôi, thường cốt truyện không thành vấn đề lắm. Và cả nhân vật nữa, giữa nhân vật và tôi không có những phân biệt đáng kể. Tôi không bám vào hiện tượng quan sát được, mà thường ướm mình vào nhân vật, không giả sử mình đóng vai người khác sẽ ra sao, mà thường giả sử trong trường hợp đó, mình sẽ xử sự ra sao. Tôi muốn huy động vai trò của bản thân tới mức cao nhất. Và mỗi truyện ngắn trở thành một mảnh của sự phân thân”

(Đỗ Chu)

  1. “Từ nguyên mẫu đến nhân vật, có sự tái tạo của nhà văn. Đây là một điều quan trọng. Trong tác giả, hình tượng nhân vật dần dà dậy lên một đời sống riêng, nó gồm những nét chủ yếu trong thực tế, cũng đồng thời lại óng ả lên những sắc thái mới, khiến cho đẹp đẽ hơn, thân thiết hơn. Cái gì đã xảy ra vậy? Nhà văn hồi tưởng lại một hình ảnh cụ thể. Những cái hình ảnh ấy đã trở thành một kỷ niệm, một mảnh của quá khứ, của tâm hồn. Nó lại giữ được đến những khi kỷ niệm khác vang vọng, giao lưu, bồi đắp; đó những tình cảm, suy nghĩ cũ, mới; do những ước vọng ấm áp thiết tha; tóm lại, do cả cuộc đời, sự từng trải của tác giả.

(Nhà văn Bùi Hiển)

  1. “Về mặt nội dung cũng như về tư tưởng, truyện ngắn không có gì khác tiểu thuyết. Nó cũng phải nói những gì cần thiết cho nó, chỉ có điều do ngắn, nên khó hơn. Truyện ngắn đòi hỏi sự nghiêm khắc, sự chính xác trong hình thức. Truyện ngắn đòi hỏi một công phu lao động lớn. Đây là chỗ đánh dấu trình độ nghệ thuật một nền văn học. Nhà văn cần phải cảm thấy vinh dự khi thấy mình trước tiên là một người viết truyện ngắn.”

(Nhà văn Liên Xô Alexandr Fadeev)

  1. “Truyện ngắn là một hình thức nghệ thuật khó khăn bậc nhất. Trong các tác phẩm thể tài lớn, chúng ta có thể “đơn” cho độc giả “no” với những món sang đại loại như miêu tả cho thật sinh động, đối thoại cho thật sắc,… Còn như trong truyện ngắn, tất cả như trong bàn tay anh. Anh phải thông minh, như anh đã phải biết. Bởi lẽ, hình thức nhỏ không có nghĩa là nội dung không lớn lao. Anh phải viết một cách ngắn gọn, như nhà thơ làm thơ tuyệt. Nhưng ngắn gọn đây là ngắn gọn tập trung tài liệu, lựa chọn những gì cần viết. Về mặt kiến tạo, truyện ngắn cần phải có những dấu phẩy, những chữ “nhưng”. Cần phải có những tác phẩm trọn vẹn. Truyện ngắn là một trường học tốt nhất đối với các nhà văn”

(Aleksey Nikolayevich Tolstoy)

  1.  “Muốn tạo nên một đêm trăng, anh nói đến nào là bầu trời trong, ánh mây bạc, ánh trăng dịu dàng, tiếng đàn văng vẳng…, viết xong thấy chán ngấy không thể chịu được, trong khi một nhà văn khác chỉ nhắc đến một mảnh chai lấp loáng bên đường là người ta biết có trăng sáng.” 

(Nguyễn Đình Thi)

  1. “Tình huống là cái sống còn của truyện ngắn” 

(Nguyễn Minh Châu)

  1. “Tình huống truyện như một thứ nước rửa ảnh làm nổi hình nổi sắc nhân vật” 

Nguyễn Đăng Mạnh)

  1. “Xem văn vẻ tự nhiên của trời đất xưa nay, có thể ngộ ra phép kết cấu của người viết văn. Văn tự nhiên như núi sông thường thấy, nhìn đầu biết cuối sẽ ứng theo, nhìn cuối lại ứng với đầu, nhìn giữa lại ứng cả đầu với cuối, đó há không phải là kết cấu tuyệt diệu hay sao?”

(Mao Tôn Cương)

  1. “Những chi tiết hay đến mấy đi chăng nữa mà không phục vụ chủ đề, thì cũng trở nên vô ích”

(Nhà văn Vũ Thị Thường)

  1. “Nhân vật là trụ cột của sáng tác, phải chuẩn bị nhân vật trước tiên”

(Tô Hoài)

  1. Có thể vì một truyện ngắn hay như một thứ quà có nhiều vỏ, luôn luôn làm cho đứa trẻ háu ăn bị “nhỡ tàu”. Mỗi lần bóc ra một lớp vỏ, người đọc thở phào thế là xong mọi chuyện, chắc là không phải chỉ đợi gì nữa, thì một lớp vỏ khác lại hiện ra. Hành động bên trong của truyện cần phải phát triển một cách kín đáo, trong từng câu văn, luôn luôn nó cần được bao phủ bằng những gì bề ngoài, để rồi, rút cục, những cái bề ngoài này lại góp vào việc giúp cho người đọc hiểu ra sự kiện chủ yếu. Đó chính là thứ vỏ lần lần giúp ta thấy rõ cái quả ẩn mãi bên trong.

(Juan Bosch – nhà văn Trung Mỹ)

  1. “Truyện ngắn dường như là đứa con tất yếu của người mẹ thơ và người cha văn xuôi. Nó là thơ viết bằng văn xuôi, bề ngoài mang tính cha mà bề trong mang tính mẹ”

(Phạm Thị Hoài)

  1. “Tôi thường hình dung thể loại truyện ngắn như mặt cắt giữa một thân cây cổ thụ : Chỉ liếc qua những đường vân trên cái khoanh gỗ tròn tròn kia, dù sau trăm năm vẫn thấy cả cuộc đời của thảo mộc”

(Nguyễn Minh Châu)

  1. “Nhân vật là nơi duy nhất tập trung tất thảy, giải quyết hết thảy trong một sáng tác” 

(Tô Hoài)

  1.  “Toàn truyện ngắn phải là vòng tròn khép kín, không dài quá, không ngắn quá, không xô đẩy xộc xệch, thậm chí không thừa một chi tiết”

(Ma Văn Kháng)

🌸Lớp Nghị luận xã hội và Lý luận văn học – Ôn thi HSG THPT: https://forms.gle/ZnMeTyKtAY7ZkNv5A

KHOÁ HỌC LIÊN QUAN

Khoá Meeting: Lớp LLVH và NLXH [Trọn bộ]

Trọn bộ HSG nền tảng gồm các chuyên đề lý luận trọng tâm, cách lập ý bài Nghị luận xã hội, nâng cao tư duy, tạo điểm nhất trong diễn đạt, tư duy,...
2.300.000 
Xem chi tiết

Khoá Meeting: Lớp học Văn 9 vào 10 [Giai đoạn 2: Lý luận văn học]

Khóa học sẽ hướng dẫn các bạn những chuyên đề lý luận văn học từ cơ bản đến nâng cao, cách triển khai bài nghị luận văn học, ứng dụng lý luận tạo điểm nhấn cho bài viết.
800.000 
Xem chi tiết

Khoá Meeting: Lớp Phương pháp phân tích tác phẩm

Khóa học sẽ hướng dẫn các bạn cách phân tích, khai thác, cảm nhận tác phẩm bất kì từ cổ điển đến hiện đại, từ trong nước đến quốc tế, từ phương Đông đến phương Tây dựa trên các tiêu chí đánh giá nội dung, nghệ thuật, văn học sử, đặc trưng thể loại, phong cách tác giả, đối sánh với các tác phẩm khác.
1.300.000 
Ngày bắt đầu: 25/02/2024
Giờ học: 120 phút
Số Video: 24 buổi
Xem chi tiết

Hãy cho biết trải nghiệm của bạn với nội dung trên

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Danh sách đánh giá (0 đánh giá)