GỢI Ý ĐỀ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN QUỐC GIA THÀNH PHỐ HÀ NỘI 2024

GỢI Ý ĐỀ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN QUỐC GIA THÀNH PHỐ HÀ NỘI 2024

RUBIK VĂN CHƯƠNG
22/10/2024

Đề thi chọn Đội tuyển Học sinh giỏi cấp thành phố dự thi Học sinh giỏi Quốc gia cấp THPT Thành phố Hà Nội như sau:

Câu 1 (8,0 điểm): Suy nghĩ của anh/ chị về ý kiến sau:

“Chính chúng ta rèn nên những xiềng xích mà chúng ta khoác trong đời”

(Dẫn theo Hạt giống tâm hồn, NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh, 2022)

Câu 2 (12,0 điểm): Trong một sáng tác, nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo có viết:

“Anh là chiếc hộp đen tích đầy sự sống

lai ghép những mảnh đời thành nhân vật bước ra

chân thiện mỹ thấp hèn hay độc ác

chẳng là ta mà sao vẫn là ta?”

(Nhà văn, trích Thế giới không còn trăng, NXB Hội Nhà văn, 2006)

Bằng hiểu biết văn học, hãy bàn luận vấn đề anh/ chị rút ra được từ ý thơ trên.

Gợi ý về đề bài:

Câu 1:

Vấn đề nghị luận: Con người cần rèn luyện trong khuôn khổ kỷ luật để phát triển trong cuộc sống.

Luận điểm 1: Chính chúng ta rèn nên những xiềng xích tư duy mà chúng ta khoác trong đời

Tại sao có những xiềng xích tư duy?Rõ ràng có những xiềng xích được tạo ra ko chỉ bởi chúng ta mà bởi chính cuộc sống xung quanh, những yếu tố khách quan bên ngoài.
Vậy tại sao chính chúng ta rèn nên những xiềng xích tư duy mà chúng ta khoác trong đời?Vì bởi con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội, nhất là trong văn hoá phương Đông, con người ta còn có xu hướng sống theo cộng đồng, nên mỗi người ít nhiều sẽ chịu ảnh hưởng bởi những người xung quanh. Xiềng xích được tạo ra từ đó.
Vậy xiềng xích ấy có gây hậu quả gì không?Xiềng xích ấy sẽ phần nào kìm kẹp những tư duy cá nhân của chúng ta, khiến tư duy của ta sẽ chỉ mãi “ăn theo”, thậm chí “ăn bám” tư duy của người khác.
Thế nhưng tại sao phải “rèn nên những xiềng xích” tư duy?Dẫu mỗi người có quyền tự do suy nghĩ, tự do hình thành nên tư tưởng cá nhân, dẫu quan điểm cá nhân được khuyến khích phát triển nhưng cần có một giới hạn về quy chuẩn đạo đức, về chuẩn mực giá trị để những tư tưởng ấy không trở nên lệch lạc, méo mó. Và rõ ràng, việc hình thành tư duy cá nhân trong khuôn khổ của những chuẩn mực xã hội không hề dễ dàng. Đó là quá trình cần trải qua sự tự lập, đi kèm sự tự răn mình, tự do trong kỉ luật, thậm chí trải qua nhiều lần tự vấn, tự giằng co, tự phản biện trong suy nghĩ. Đó cũng là lý do tại sao chúng ta phải “rèn nên” chứ không phải là “tạo ra”.

Luận điểm 2: Chính chúng ta rèn nên những xiềng xích tình cảm mà chúng ta khoác trong đời

Tại sao lại có xiềng xích tình cảm?Mỗi người sinh ra đều có nguồn gốc gia đình, có cội nguồn quê hương hoặc nơi mình sinh ra, lớn lên và gắn bó. Mà như Chế Lan Viên cũng nói: “Khi ta ở chỉ là nơi đất ở/ Khi ta đi đất bỗng hoá tâm hồn.” Xiềng xích tình cảm được tạo ra từ đó, từ chính những gì chúng ta gắn bó mật thiết.
Vậy tại sao chính chúng ta rèn nên những xiềng xích tình cảm mà chúng ta khoác trong đời?Tình cảm xuất phát từ trái tim mỗi người, và cũng là sự lựa chọn. Chúng ta có thể lựa chọn yêu hoặc không yêu mảnh đất nơi mình sinh ra, nhưng vì trách nhiệm và lòng biết ơn với mảnh đất đó mà chúng ta sống trong xiềng xích của tình cảm, chẳng thể rời bỏ.
Xiềng xích ấy liệu có gây hậu quả gì không?Xiềng xích ấy sẽ phần nào khiến con người ta bị áp lực vì những trách nhiệm mà mình mang trên vai, trách nhiệm phải sống hết mình, phải đáp trả lại tình cảm ấy… Thậm chí nếu tình cảm ấy không thực sự xuất phát từ trái tim mà chỉ xuất phát từ lý trí và nghĩa vụ, thì xiềng xích tình cảm ấy sẽ trở nên gượng ép. Mình chợt nhớ 1 câu của Tagore: “Hoa vì sao mà rụng? Tình yêu mãnh liệt của tôi ép chặt nó trong lòng, vì vậy mà hoa rụng rồi. Dây đàn vì sao mà đứt? Tôi cố gắng đánh 1 âm tiết mà nó không thể đảm nhận, vì vậy mà dây đàn đứt rồi.”
Thế nhưng đến cuối cùng, chúng ta vẫn cần “rèn nên những xiềng xích” tình cảm, tại sao?Dẫu mỗi người có quyền lựa chọn cuộc đời và những mối quan hệ mình có, nhưng cần một sự ràng buộc để những mối quan hệ ấy được phát triển. Bởi sẽ chỉ dừng lại là sự quen biết bình thường, nếu chúng ta chỉ trao qua những câu chào lời thưa. Sẽ khó để trở thành sự quen thân mật thiết, nếu chúng ta không có những ràng buộc chia sẻ cho nhau những nỗi buồn niềm vui, lắng nghe, thấu hiểu và yêu thương thật nhiều…

Luận điểm 3: Chính chúng ta rèn nên những xiềng xích hành động mà chúng ta khoác trong đời

Tại sao có những xiềng xích hành động?Cơ chế của con người là bộ não, ý thức điều khiển con người hành động. Mọi hành động của con người đều có lý do và đều xuất phát từ một động cơ nào đó chứ không hoàn toàn là tự do bộc phát.
Vậy tại sao chính chúng ta rèn nên những xiềng xích hành động mà chúng ta khoác trong đời?Xuất phát từ chính những nỗi sợ thẳm sâu bên trong mỗi con người, từ nỗi sợ bị đánh giá, sợ bị khiển trách, đến sự hèn nhát không dám bước ra khỏi vùng an toàn,… Những nỗi sợ vô hình ấy đã cản trở chúng ta thực hiện những điều mà chính chúng ta cũng không ngờ rằng mình có thể làm được.
Vậy xiềng xích ấy có gây hậu quả gì không?Xiềng xích ấy tự nhiên sẽ đặt ra một giới hạn cho mỗi cá nhân, làm chậm sự phát triển và thậm chí là khiến chúng ta mãi mãi chịu “an phận thủ thường”, không dám hành động, sống là chính mình.
Thế nhưng tại sao phải “rèn nên những xiềng xích” hành động?Bởi chúng ta là con người chứ không phải thú vật, là người biết suy nghĩ, biết yêu thương chứ không phải chỉ biết sống bản năng. Bản năng thú vật vẫn tạo ra những hành động, nhưng xiềng xích của chữ “Người” sẽ giúp tạo nên những hành động đẹp và có ích. Dẫu biết để rèn luyện những hành động đúng mực, tử tế và tinh tế là điều không hề dễ dàng, nhưng đó không phải là cái cớ nguỵ biện cho sự phóng túng, tự do không kiểm soát đến mức đánh mất chính mình.

Xem thêm câu 2 tại: https://www.youtube.com/watch?v=_o4Xg60j7xs

KHOÁ HỌC LIÊN QUAN

Khoá Meeting: Lớp LLVH và NLXH [Trọn bộ]

Trọn bộ HSG nền tảng gồm các chuyên đề lý luận trọng tâm, cách lập ý bài Nghị luận xã hội, nâng cao tư duy, tạo điểm nhất trong diễn đạt, tư duy,...
2.300.000 
Xem chi tiết

Khoá Văn học nước ngoài [TRỌN BỘ]

Kiến thức tác giả, tác phẩm phong phú, chuyên sâu từ 20 cây bút tiêu biểu đến từ 9 quốc gia trên thế giới cùng các tài liệu tặng kèm
499.000 
Xem chi tiết

Hãy cho biết trải nghiệm của bạn với nội dung trên

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Danh sách đánh giá (1 đánh giá)