
CÁCH ĐƯA HÌNH ẢNH VÀO LÝ LUẬN VĂN HỌC.








CÁCH ĐƯA HÌNH ẢNH VÀO LÝ LUẬN VĂN HỌC.


“Có bao giờ sông chảy thẳng đâu em
Sông lượn khúc lượn dòng mà tới bể”
(Vũ Quần Phương)
Cũng như dòng sông, văn chương chẳng bao giờ chảy một đường thẳng vô tình mà thành. Đó phải là hành trình uốn lượn qua bao núi đồi, chảy qua bao miền đất, gom góp từng hạt phù xa đời, ôm trong lòng cả những niềm hân hoan, lẫn khổ đau bất hạnh, để rồi từ đó đổ ra bể lớn mà thành những tác phẩm nghệ thuật vượt qua mọi sự băng hoại của thời gian.
Văn chương là “nhịp cầu của sự đối thoại” (Huỳnh Như Phương)
Nhưng không phải là chiếc cầu sắt khô cứng, lạnh lẽo, mà mỗi tác phẩm ra đời là một chiếc cầu dải yếm đong đầy ý tỉnh bắt từ thế giới nội tâm của nhà văn đến cõi tinh thần của người đọc, để những điệu hồn kiếm tìm hồn điệu tri kỷ, tri âm. Đến với văn học, dòng sông ngăn cách giữa những nền văn hóa, những tộc người, bỗng chốc bé lại chỉ rộng một gang, mà nghệ thuật là chiếc cầu nối hai bến bờ cho muôn người tìm nhau, gặp nhau và gần nhau.
Mỗi bài thơ như một bức tranh thủy mặc.
Mà trên bức tranh ấy, từng câu, từng chữ như những nét phẩy thanh thoát dần hiển lộ trên tấm lụa bạch dưới ngòi bút tài hoa của người nghệ sĩ. Ở nơi đó là những khoảng trống vắng, để rồi ý tứ cứ thong dong mà tuôn ra từ những khoảng trống mênh mông ấy.
Hãy cho biết trải nghiệm của bạn với nội dung trên
Danh sách đánh giá (0 đánh giá)