
Bảo Ninh – “Người tải văn ra ngoài biên giới”








Bảo Ninh – “Người tải văn ra ngoài biên giới”


Một vài nét về nhà văn Bảo Ninh
Bảo Ninh tên thật là Hoàng Ấu Phương, là một nhà văn Việt Nam nổi tiếng với các tác phẩm tiểu thuyết và truyện ngắn.Bảo Ninh sinh ra trong một gia đình có truyền thống giáo dục, cha của ông là Giáo sư Hoàng Tuệ, nguyên viện trưởng Viện ngôn ngữ học.Bảo Ninh gia nhập quân đội từ khi mới mười bảy tuổi, nhà văn công tác và chiến đấu ở mặt trận B-3 Tây Nguyên, tại Tiểu đoàn 5, Trung đoàn 24 thuộc Sư đoàn 10.Ông là một nhà văn giản dị và kín tiếng, không thích lộ diện trước công chúng và là một người khá kiệm lời, sống nội tâm.
Đặc điểm sáng tác:
Được thừa hưởng nền tảng ngôn ngữ từ người cha, văn phong của Bảo Ninh giàu hình ảnh, uyển chuyển, lắt léo , bất ngờ nhưng rất thực, rất đời và mang một màu sắc đượm buồn. Ngôn từ được ông sử dụng trong những câu chuyện của mình rất cầu kì nhưng không kém phần chính xác và đặc biệt là ngập tràn cảm xúc, chính điều này đã đem đến cho người đọc một cảm giác tin cậy và cảm thông với những nhân vật trong truyện.
“ Người tải văn ra ngoài biên giới ”
Bảo Ninh có lẽ là nhà văn Việt Nam có dấu ấn nhất trong việc mang được văn học Việt ra ngoài biên giới một cách hệ thống và được thế giới đón chào trọng thị trong suốt một quãng thời gian dài
Năm 1987 Bảo Ninh cho ra mắt tiểu thuyết ” Thân phận của tình yêu” sau đó đổi tên thành “Nỗi buồn chiến tranh “. Cuốn tiểu thuyết này đã được khán giả đón nhận một cách nồng nhiệt.
Nội dung của cuốn tiểu thuyết xoay quanh nhân vật Kiên, một người lính bước ra từ trận mạc .Với những diễn biến về hậu chiến với hai luồng hồi ức về chiến tranh đan xen với câu chuyện tình yêu giữa kiên và cô bạn học tên Phương. Cuốn tiểu thuyết đã đưa đến cho khán giả một cách nhìn mới lạ về cuộc chiến tranh.
Qua cuốn tiểu thuyết người đọc còn bắt gặp vô số định nghĩa về chiến tranh: “ Chiến tranh là bài ca kinh hoàng, là cõi không nhà, không cửa, lang thang khốn khổ và phiêu bạt vĩ đại…” .“ Chiến tranh là máu lửa, là cảnh chém giết cuồng dại, méo xệch tâm hồn và nhân dạng .”
Không chỉ có cái chết, trong ký ức của Kiên còn có cả mối tình với cô bạn cùng trường có vẻ đẹp trời ban. Phương và Kiên cùng là học sinh trường Bưởi, yêu nhau ở cái tuổi mười bảy hồn nhiên nhất.Thế nhưng, tất cả đều không thoát khỏi vòng xoáy nghiệt ngã của chiến tranh, tình yêu của họ cũng bị đẩy tới bờ vực của sự hủy diệt.
Bằng những mảng ký ức mờ ảo, tác phẩm hiện lên là sự pha trộn giữa tình yêu và và cái chết, như hai nỗi buồn trộn lẫn khôn nguôi.
Được đánh giá là cuốn tiểu thuyết xúc động nhất về chiến tranh Việt Nam, tác phẩm đã được nhận được giải thưởng của Hội Nhà văn năm 1991. Hai năm sau, bản tiếng Anh được giới thiệu đến người đọc và kể từ đó tác phẩm tạo được tiếng vang lớn trên văn đàn quốc tế.Sau này, tác phẩm được dịch ra mười tám thứ tiếng khác nhau .Năm 2018, “Nỗi buồn chiến tranh” đã giúp Bảo Ninh nhận được Giải thưởng văn học Châu Á tại Hàn Quốc.
Cuốn tiểu thuyết không chỉ có ảnh hưởng sâu rộng ở mảng văn học mà còn cả nhiều lĩnh vực khác như lịch sử, văn hóa và đặc biệt là nhân học.
LỚP ÔN THI THPTQG: https://forms.gle/EtJftWTnzANC38KD9
LỚP 9 ÔN VÀO 10 DÀNH CHO 2K10: https://docs.google.com/forms/d/17-h-FBf-G7QFsxMhNLebq8s3kDvjQ64EckKtSkmJ2hs/prefill
LỚP ÔN THI 9 VÀO 10 NỀN TẢNG: https://forms.gle/rjVcLtgc5maCkWCi8
LỚP ÔN THI 9 VÀO 10 CHUYÊN https://forms.gle/78N6yAtS92PzKXbPA
Hãy cho biết trải nghiệm của bạn với nội dung trên
Danh sách đánh giá (0 đánh giá)