
CÁCH HỌC LÝ LUẬN VĂN HỌC TỪ CON SỐ KHÔNG








CÁCH HỌC LÝ LUẬN VĂN HỌC TỪ CON SỐ KHÔNG


Trong bài thi HSG, Nghị luận văn thường chiếm trọng lượng và đòi hỏi dung lượng nhiều hơn cả. Và đặc biệt, với sân chơi của HSG, bên cạnh tri thức văn học sử, diễn đạt sâu sắc, ấn tượng…bài thi còn thử thách ở học sinh khả năng sử dụng nhuần nhuyễn các kiến thức lý luận văn học trong xử lý vấn đề nghị luận và đưa ra các lý lẽ để bình luận cho phù hợp và thuyết phục. Lý luận văn học bởi thế mà trở thành một nghệ thuật đặc biệt trong ngòi bút của HSG, thuộc về cả 2 phạm trù tư duy và diễn đạt.
Dưới đây Rubik Văn chương sẽ chia sẻ tới các bạn học sinh về một số phương pháp học Lý luận văn học từ con số 0 nhé!
TRƯỚC KHI TIẾP THU KIẾN THỨC LÝ LUẬN, HÃY LÀM ĐẦY VỐN VĂN HỌC SỬ:
Sự hiểu biết kỹ lưỡng về tác giả và tác phẩm là một yêu cầu tất yếu để khi tiếp cận với bất kì kiến thức lý luận nào mới ta cũng có thể tư duy và liên hệ ngay trong đầu những dẫn chứng phù hợp và liên quan. Như vậy sẽ giúp chúng mình chuyển hóa kiến thức ngay trong bài giảng. Ví dụ khi học về phong cách văn học, mình thường nhớ đến Nguyễn Minh Châu với phong cách tự sự – triết lí… khi nghe giảng về tiếp nhận văn học, chị nhớ ngay đến những khoảng trống khoảng trắng trong thơ Haiku…Học LLVH theo phương pháp này không những giúp các em vận dụng được kiến thức mà có thể ghi nhớ lâu hơn những kiến thức đó và sẽ giúp các em hệ thống kiến thức nhanh chóng hơn nữa đó!
ĐỌC VÀ GHI CHÉP LẠI KIẾN THỨC TỪ CÁC TIỂU LUẬN PHÊ BÌNH, LÝ LUẬN VĂN HỌC UY TÍN:
Một kho tàng lý luận các em có thể tìm hiểu ngoài những bài giảng trên lớp học đó là những cuốn sách lý luận phê bình. Những cuốn sách đó vừa có sự khái quát và cụ thể, vừa có độ sâu và độ rộng…sẽ nâng tầm cả tư duy và diễn đạt của các bạn. Khi đọc, mình thường viết lại thành luận điểm, luận cứ rõ ràng trong từng bài phân tích dài, sau đó vẽ thành sơ đồ để dễ nhớ, dễ hiểu.
Một số đầu sách LLVH mà mình thường đọc trong quá trình ôn luyện HSG:
1. Lý luận văn học (Hà Minh Đức)
2. Giáo trình Lý luận văn học (Trần Đình Sử)
3. Văn học là gì? (J. Satre)
4, Văn tâm điêu long (Lưu Hiệp)
5. Theo dòng (Thạch Lam)
6. Tư tưởng và phong cách nhà văn, những vấn đề lý luận và thực tiễn (GS Trần Đăng Xuyền)
7. Giăng lưới bắt chim (Nguyễn Huy Thiệp)
8. Trang giấy trước đèn (Nguyễn Minh Châu)
….
HÃY LUYỆN VIẾT THẬT NHIỀU:
Dù chúng ta đang xuất phát từ con số 0 hay đang tiến tới chinh phục những đơn vị LLVH nâng cao hơn thì điểm chung vẫn nằm ở việc luyện viết thật nhiều. Có một số hạn chế mà mình tự rút ra khi mình viết LLVH đó là: việc viết không hướng đề, viết không kết hợp nhuần nhuyễn với dẫn chứng, viết nông không chạm sâu vào vấn đề…
Và cách duy nhất mình khắc phục đó là viết thật nhiều. Các bạn có thể lựa chọn 1 đề, 1 vấn đề bất kì mà mình còn yếu để viết nhé! Và mạnh dạn đưa cho người hướng dẫn của mình chấm, chữa để tiến bộ. Viết là cả quá trình và đừng ngại ngần đối diện với những khuyết thiếu của mình nhé!
Link đăng ký lớp luyện đề thực chiến vào 10: https://forms.gle/Si9hFcRwxHN3JiBw9
Hãy cho biết trải nghiệm của bạn với nội dung trên
Danh sách đánh giá (0 đánh giá)