
MURAKAMI HARUKI – NHÀ VĂN CỦA TRỐN HIỆN THỰC HUYỀN ẢO








MURAKAMI HARUKI – NHÀ VĂN CỦA TRỐN HIỆN THỰC HUYỀN ẢO


Vòng quanh Nhật Bản – nơi được bao quanh bởi các hòn đảo lớn, ghép trải dài tạo nên một xứ sở tuyệt diệu. Trong hành trình xây dựng đất nước, văn học của xứ sở hoa anh đào đã đóng góp quan trọng để phát triển văn hoá của Nhật Bản. Những trang viết tại nơi đây chan chứa chất bình dị, nhẹ nhàng và sâu sắc giống như con người của vùng đất này vậy. Mỗi thời đại, mỗi nhà văn ở đất nước này đều có sức ảnh hưởng lớn đến văn học thế giới. Và ở thời hiện đại, độc giả ở “xứ Phù tang” vẫn thường gọi tên cây bút Murakami Haruki như một điểm tựa tinh thần của họ.
Cây bút “Murakami Haruki dường như không còn quá xa lạ, khi tìm đến văn chương của Nhật Bản. Ông sinh ngày 12 tháng 1 năm 1949. Nếu ở Việt Nam bạn đọc vẫn còn hay gọi Nguyễn Nhật Ánh với cái tên thân thương là “nhà văn của tuổi thơ”, thì ở Nhật Bản người đọc đã dành cho Murakami Haruki là “nhà văn của giới trẻ”. Bởi trong mỗi trang viết của nhà văn luôn đề cập đến những vấn đề tâm lý, những quan niệm của tuổi trẻ.
Thế giới mà Murakami tạo ra được đan xen giữa “hiện thực” và “huyền ảo” là những điều kỳ diệu, chứa yếu tố hoang đường không có thực nhưng lại gói ghém một tính triết lý cao. Mở những sách trong quyển “Ngôi thứ nhất số ít”, nhân vật tôi đi tới một quán trọ nhỏ trên vùng núi cao, nơi đây không đầy đủ tiện nghi và khá tồi tàn may mắn có hồ chứa suối nước nóng “xanh bay đậm mùi lưu huỳnh”, ngâm mình trong dòng nước nóng, một con khỉ đã bước vào với tư cách là một người phục vụ và “biết nói tiếng người”. Sự ngạc nhiên của nhân vật chỉ hiện lên thoáng chốc rồi cũng vụt tắt. Cả hai sau một lúc đã bắt đầu trải lòng của mình nhiều hơn như hiểu được “mỗi nhân duyên đến bên đời rồi sẽ rời đi nên phải trân trọng từng khoảnh khắc”. Và có lúc con khỉ cũng nói nó “khao khát được yêu” được “sống hòa hợp với đồng loại” nhưng đồng loại chỉ bảo nó là nói chuyện rất “hóm”. Rồi nó đi đến thế giới loài người, nó làm việc với một đồng lương ít ỏi dành cho loài khỉ. Cuối cùng nó cũng chẳng thể nào sống được hoà hợp giữa con người hay cả loài khỉ.
Việc con khỉ “biết nói tiếng người” đã mang đến một điều huyền ảo trong văn của người cầm bút đa mang. Kỳ thực, một con khỉ sao biết nói tiếng người. Nếu đứng dưới góc nhìn của con người trong thời đại mới, có thể chẳng có một con khỉ nào cả mà thật chất đó chính là nội tâm của con người. Tác giả muốn nhân hoá, mượn hình tượng con khỉ để xây dựng nên nhân vật nội tâm, nhân vật tư tưởng. Ở đó, nhân vật nội tâm, tư tưởng không phải là một con người cụ thể nào đó trong đời sống mà là hiện diện cho tất cả những gì bên trong của chúng ta. Đa phần ai cũng mang trong mình một nỗi sợ hãi, tự ti và có khi là cảm giác hoài nghi “mình chẳng thuộc về thế giới này”. Ngòi bút của Murakami Haruki rất xuất sắc khi không mượn hình tượng con người để làm trung tâm mà thay vào đó là nhân hoá loài vật. Để chỉ khi những ai phải trải qua nhiều cuộc đấu tranh của nội tâm mới hoà vào dòng chảy hiện thực huyền ảo của Murakami Haruki một cách dễ dàng.
Đọc văn của Murakami Haruki độc giả không cần nhất thiết phải tìm câu trả lời, bởi trong mỗi “lát cắt” tự thân nó đều chứa đựng nhiều câu trả lời. Mỗi độc giả sẽ tự viết tiếp nên câu chuyện khi tiếp cận với những trang văn của Murakami Haruki. Không cần phải tranh luận đúng sai về việc xác định ý nghĩa của tác phẩm. Tự bản thân của mỗi người sẽ có góc nhìn khác nhau khi đọc truyện của ông.
P/s: Đây chỉ là một góc nhìn từ một độc giả khi tìm hiểu về nhà văn nổi tiếng Nhật Bản – Murakami Haruki. Nên hoàn toàn không có tính đúng sai tuyệt đối. Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo để chúng ta tìm hiểu và đặt ra câu hỏi góp phần làm tăng độ sâu sắc cho bài viết của bản thân.
Tham khảo lớp Bản đồ dẫn chứng: https://forms.gle/RkppJcYDf56jgvWbA
Hãy cho biết trải nghiệm của bạn với nội dung trên
Danh sách đánh giá (0 đánh giá)