BA ĐỈNH CAO CỦA PHONG TRÀO THƠ MỚI

BA ĐỈNH CAO CỦA PHONG TRÀO THƠ MỚI

Rubik BTV
24/03/2025

“Xã hội nào thì văn nghệ đó” (Chủ tịch Hồ Chí Minh)

Thật vậy, trong hoạt động nghệ thuật nói chung và văn chương nói riêng luôn đổi mới và thay đổi theo sự tiến bộ của xã hội, sự thay đổi đó từng bước từng bước hình thành tư tưởng và lối tư duy sáng tạo của người nghệ sĩ về mặt khách quan kể cả mặt chủ quan. Xuất hiện vào những năm 30 của thế kỷ 20. Thơ mới – một biểu hiện trực tiếp về sự cách tân, đổi mới, là sự thay đổi không chỉ nói về phần “xác” mà còn là về phần “hồn” một cách sâu sắc. Nói đến thời đại của “văn chương” này, không thể không nhắc đến ba đỉnh cao trong phong trào thơ mới thời bấy giờ: Nguyễn Bính, Xuân Diệu và Hàn Mặc Tử – những cái tên như phong ấn vào nền văn học nét đẹp sắc sảo trong từng bài thơ, từng tác phẩm để đời. 

NGUYỄN BÍNH – vua thơ tình Việt Nam

Tên thật là Nguyễn Trọng Bính, nhà thơ điệu nói trong phong trào thơ mới lãng mạn những năm 1932 – 1945. Tác giả sáng tác từ rất sớm, cụ thể từ năm 1937 khi ông 19 tuổi. Thuở ấy tập “Tâm hồn tôi” của ông đã được giải khuyến khích của Tự lực văn đoàn và thành danh từ đó. Thơ của Nguyễn Bính đậm chất quê hương, mộc mạc từ nghệ thuật sử dụng ca dao, lời ăn tiếng nói giản dị, không thi pháp. Nhưng thành tựu tiêu biểu nhất của thi sĩ đó chính là góp phần chuyển câu thơ Việt truyền thống thành câu thơ điệu nói hiện đại, một nguyên tắc thi pháp rất mới mà thơ truyền thống còn mờ nhạt. Ông để lại nhiều tác phẩm tiêu biểu như: Những bóng người trên sân ga, Người mẹ, Cô lái đò,… Thơ lục bát như: Chờ nhau, Người hàng xóm, Lỡ bước sang ngang… Đó không còn là ca dao, cũng không còn là thơ truyền thống mà đích thị là thơ mới bởi điệu nói, tính cá thể và cấu trúc lời nói đã tạo nên sự khác biệt. Điển hình như lời người con gái nói thầm với người yêu đang hò hẹn trong tác phẩm “Chờ nhau”:

“Láng giềng đã đỏ đèn đâu

Chờ em chừng giập miếng trầu em sang

Đôi ta cùng ở một làng

Cùng đi một ngõ, vội vàng chi anh

Em nghe họ nói mong manh

Hình như họ biết chúng mình với nhau”

Cái duyên, cái đặc sắc của thi sĩ bắt nguồn từ lối thơ giọng điệu, thơ của tiếng lòng, tiếng người. Người nghệ sĩ say lối làm thơ không phải bằng hình ảnh, bằng ngôn từ đối chọi, kì khu, không bằng lời đúc hay lời đắt như thơ cổ mà bằng giọng nói bởi lẽ ông yêu tiếng nói, thích nghe giọng nói – là âm vang của tâm hồn, hiện lên trước vẻ đẹp của ngôn từ qua từng âm điệu, ngữ điệu và cả tình cảm mà thi nhân gửi gắm vào những từng trang thơ. Hoài Thanh trong “Một thời đại trong thi ca” từng nhận xét: “Thơ mới đổi mới thơ để thỏa mãn cái khát vọng được thành thực” và thơ Nguyễn Bính đã làm được điều đó khi trong thơ cái tôi đã công khai tỏ bày.

XUÂN DIỆU – ông hoàng thơ tình

Là một trong những gương mặt tiêu biểu nhất của phong trào thơ mới (1932 – 1945). Thơ của ông rạo rực, đắm say tình yêu với đất nước, con người, cuộc đời, nhân thế. Sau khi Cách mạng Tháng Tám 1945 thành công, tác giả đã nổi tiếng với hai tập Thơ thơ và Gửi hương cho gió khi vừa chạm tuổi 30. Độc giả biết đến phong trào thơ mới khai sinh nền thơ hiện đại khẳng định thắng lợi bằng tập Mấy vần thơ của Thế Lữ. Nhưng khi Xuân Diệu xuất hiện với tập Thơ thơ (1939), do chính Thế Lữ giới thiệu, thì phong trào Thơ mới mới chiếm thế thượng phong và Xuân Diệu bấy giờ trở thành nhà thơ có ảnh hưởng nhất thời kì ấy. Thơ có đích nhân sinh để vươn tới, vươn tới bằng cảm hứng, cố nhiên nhưng cũng trả bằng cả ý thức công dân. Đó là sự dấn thân đáng quý của người cầm bút đã tự nguyện tập hợp dưới cờ cách mạng. 

“Mây biếc về đâu bay gấp gấp

Con cò trên ruộng cánh phân vân.

Chim nghe trời rộng giang thêm cánh,

Hoa lạnh chiều thưa sương xuống dần.”

(Thơ Duyên)

Từng chi tiết như chất thực của đời nhưng tạo nên mối liên hệ rất kỳ ảo giữa các chi tiết ấy là do chất xúc tác của tâm hồn Xuân Diệu. Con đường nhỏ nhỏ nên ngọn gió phải liêu xiêu cho hợp cảnh hợp tình. Mây bay gấp làm cánh cò hóa phân vân. Trời rộng làm chim phải giang rộng cánh để chở che, để lấp đầy. Trời rộng nên hoa lạnh. Hoa lạnh nên chiều thành thưa vắng, chiều làm động lòng cho sương xuống mau. Tạo vật bù trừ nhau mà cộng hưởng với hồn người. Hồn người thì cảm giác hóa, tri giác hóa tạo vật.

HÀN MẶC TỬ – ngôi sao chổi xoẹt qua bầu trời Việt Nam với cái đuôi chói lóa rực rỡ của mình

Trong làng Thơ mới, Hàn Mặc Tử là thi sĩ có diện mạo thơ vô cùng phong phú, sáng tạo và đầy bí ẩn. Bên cạnh những vần thơ điên, thơ say, thơ siêu thực là một giọng thơ trữ tình, đằm thắm, thể hiện tình yêu cuộc sống tha thiết, khao khát tình người đến cháy bỏng. Tác giả bộc lộ tài năng thơ ca từ rất sớm. Năm 16 tuổi, ông đã bắt đầu làm thơ và nổi tiếng trên thi đàn với bài thơ đầu tiên “Vội vàng chi lắm” họa vận bài Gởi nhạn của nhà thơ Mộng Châu. Thơ của ông ban đầu mang đậm dấu ấn cổ thi, chất trữ tình trong thơ ông là chất trữ tình cổ điển, với lối so sánh ước lệ và thể thơ đường Luật. Tuy nhiên, dẫu bắt đầu bằng những khuôn mẫu nhưng thơ của Tử đã mầm mống xuất hiện những phá cách đầy táo bạo:

“Bóng nguyệt leo song rờ rẫm gối, 

Gió thu lọt cửa cọ mài chăn”

(Thức khuya) 

Từ năm 1935, ông đổi bút hiệu thành Lệ Thanh, rồi Hàn Mặc Tử. “Hàn Mặc Tử” là “chàng bức rèm lạnh” hay “chàng đơn lạnh”. Cái tên ấy dường như đã ứng với dự cảm về những năm cuối trên đỉnh thơ cô đơn, lẻ lạnh của riêng ông. Trong cuốn: “Hàn Mặc Tử: một hiện tượng thơ độc đáo trong tư duy thơ Việt Nam”, nhà phê bình văn học Đỗ Lai từng nhận xét rằng: “Nếu Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Nguyễn Bính là dòng lãng mạn thuần khiết, nếu Xuân Diệu và nhất là Huy Cận, là dòng lãng mạn được cườm vào những yếu tố tượng trưng… thì Hàn Mặc Tử là hài hòa của lãng mạn, tưởng tượng, thậm chí là siêu thực nữa”. Có lẽ chính từ cuộc sống mòn mỏi trong bệnh tật, cô đơn, trong bóng đêm hoang hoải đầy ác mộng, ám ảnh giữa thực và mộng của ông đã thăng hoa từ vô thức mà bừng lên những hình ảnh siêu thực trên cái nền lãng mạn vốn đã có từ trước kia.

Quay về với hiện tại, Nguyễn Bính, Xuân Diệu hay Hàn Mặc Tử đều là những người nghệ sĩ lừng danh, hết mình vì nghệ thuật, cống hiến một đời thơ ca vĩ hùng để “mai sau, những cái tầm thường, mực thước trước kia sẽ biến tan đi, còn lại chút gì trên đời này đáng kể”, để bao thế hệ độc giả giữ lại những hạt tinh hoa còn vươn trên đời thơ.

Tham khảo lớp Bản đồ dẫn chứng: https://forms.gle/RkppJcYDf56jgvWbA

KHOÁ HỌC LIÊN QUAN

CHỨC NĂNG VĂN HỌC – LÝ LUẬN VĂN HỌC

Văn học không những là một hình thức giải trí mà còn có những tác động mạnh mẽ lên con người ở nhiều khía cạnh của cuộc sống.
MIỄN PHÍ
Ngày bắt đầu: Tự học linh hoạt
Giờ học: 120 phút
Số Video: 1
Xem chi tiết

Combo khóa Văn học Việt Nam

Nắm bắt kiến thức tổng quan về từng giai đoạn trong nền văn học Việt Nam, cùng với đó là đi sâu tìm hiểu các tác giả, tác phẩm tiêu biểu.
799.000 
Xem chi tiết

Combo khóa Văn học Việt Nam và Nobel Văn học

Nắm bắt kiến thức về các tác giả tác phẩm trong từng giai đoạn văn học Việt Nam, các tác giả đạt giải Nobel Văn học.
999.000 
Xem chi tiết

Combo khóa Văn học Việt Nam và Văn học nước ngoài

Nắm bắt kiến thức tổng quan về từng giai đoạn trong nền văn học Việt Nam, mở rộng tìm hiểu về nền văn học thế giới từ các quốc gia khác, đi sâu vào một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu.
949.000 
Xem chi tiết

Combo khóa Văn học Việt Nam, Văn học nước ngoài và Nobel Văn học

Nắm bắt kiến thức tổng quan về từng giai đoạn trong nền văn học Việt Nam, mở rộng tìm hiểu về nền văn học thế giới từ các quốc gia khác, đi sâu vào một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu.
1.199.000 
Xem chi tiết

KHÓA VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỶ XX ĐẾN NĂM 1945

Khóa học sẽ cung cấp cho các bạn các đặc trưng của văn học giai đoạn 1930 - 1945 với ba khuynh hướng chính: lãng mạn chủ nghĩa, hiện thực phê phán, hiện thực xã hội chủ nghĩa, kiến thức tác phẩm, văn học sử từ tổng quát đến chuyên sâu, cách liên hệ, mở rộng, so sánh, cùng hướng giải các đề về văn học giai đoạn 1930 - 1945.
299.000 
Ngày bắt đầu: Thời gian học linh hoạt
Giờ học: 300 phút
Số Video: 12 video
Xem chi tiết

Khoá Meeting: Lớp Sirius – Ôn Đội tuyển Quốc gia

Lớp ôn vào Đội tuyển Quốc gia sẽ đồng hành với các bạn trong quá trình vận dụng tri thức đã có cũng như bồi đắp thêm kiến thức cho kỳ thi học sinh giỏi quốc gia.
2.500.000 
Ngày bắt đầu: 25/02/2024
Giờ học: 120 phút
Số Video: 24 buổi
Xem chi tiết

Khoá Meeting: Lớp Apollo – Học sinh giỏi quốc gia

Lớp ôn vào Đội tuyển Quốc gia sẽ đồng hành với các bạn trong quá trình vận dụng tri thức đã có cũng như bồi đắp thêm kiến thức cho kỳ thi học sinh giỏi quốc gia.
2.250.000 
Ngày bắt đầu: 25/02/2024
Giờ học: 120 phút
Số Video: 24 buổi
Xem chi tiết

Hãy cho biết trải nghiệm của bạn với nội dung trên

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Danh sách đánh giá (0 đánh giá)