
CÁCH ỨNG DỤNG “THUẬT NGỮ TÂM LÝ HỌC” VÀO BÀI VIẾT NGHỊ LUẬN XÃ HỘI








CÁCH ỨNG DỤNG “THUẬT NGỮ TÂM LÝ HỌC” VÀO BÀI VIẾT NGHỊ LUẬN XÃ HỘI


Văn nghị luận xã hội là những bài văn viết về xã hội, chính trị, đời sống của con người. Nó gồm tất cả những vấn đề về tư tưởng, đạo lí, một lối sống đẹp, một hiện tượng/vấn đề trong cuộc sống hàng ngày. Tâm lý học là ngành khoa học nghiên cứu về tâm trí và hành vi, tìm hiểu về các hiện tượng ý thức và vô thức, cũng như cảm xúc và tư duy. Chính vì thế khi làm văn nghị luận xã hội việc ứng dụng các thuât ngữ “tâm lý học” vào bài viết sẽ dễ dàng làm tăng thêm cái nhìn sâu sắc, thuyết phục về hành vi, về trạng thái tâm lý con người và gây ấn tượng đối với người đọc.
Halo effect (hiệu ứng hào quang) là một thiên kiến nhận thức xảy ra khi ấn tượng ban đầu về một người/một thứ gì đó quá mạnh khiến bạn có đánh giá phiếm diện về người/vật đó.
=> Ứng dụng [Bàn về thái độ, cách ứng xử của con người]: Có một căn bệnh tâm lý mang tên Halo effect (hiệu ứng hào quang) đã ảnh hưởng rất nhiều đến tâm trí mỗi người trong việc đưa ra những nhận xét và đánh giá của mình về sự vật, sự việc mà ta nhận thấy ngay trong lần đầu tiên. Nếu ấn tượng ban đầu tốt, bạn sẽ nghĩ người này chỉ toàn tính cách tích cực. Ngược lại, bạn sẽ luôn thấy những điểm chưa tốt ở một người mình có ấn tượng xấu. Điều này tác động không ít đến cách ứng xử, xử sự của mỗi chúng ta.
Altruism (lòng vị tha, hành động vị tha), các nhà tâm lý học xã hội gọi là hành vi thuận xã hội, hành vi làm lợi cho người khác, bất kể động lực là gì hay người cho đi nhận lại được lợi ích như thế nào
=> Ứng dụng [Bàn về Lòng vị tha]: Vị tha là hành động làm điều gì đó cho người khác mà không cần đền đáp. Nhưng các nhà tâm lý học cho rằng trong nhận thức của bạn vẫn có thể tồn tại một thứ phần thưởng nào đó không thể hiện hữu hình. Ví dụ, chúng ta giúp người khác để giải tỏa chính căng thẳng tồn tại trong lòng mình hoặc do bởi việc đối xử tốt đẹp với người khác giúp ta gìn giữ được hình ảnh bản thân mình là người tử tế, biết thấu cảm. Chỉ khi ta thực sự buông bỏ hết thẩy những suy nghĩ, tâm tư ấy để giúp đỡ, để vị tha cho người khác, ta mới nhận thấy hết được vẻ đẹp nhân ái của cuộc sống này.
Egocentrism (Thuyết tự đề cao mình) mô tả một người nào đó tập trung vào bản thân và không thể tưởng tượng ra bất kỳ góc nhìn của ai khác trừ bản thân họ
=> Ứng dụng [Bàn về thái độ, cách ứng xử của con người]: Cuộc đời là một trường tranh đấu bất tận, tài nghệ của một cá nhân so ra quan trọng, nhưng thật sự đối với tất cả mọi người thì tài cán kia chỉ là những giọt nước bé bỏng giữa một đại dương vô tận. Sự hiểu biết của một cá nhân không thể đem so sánh với mọi người cùng sống chung với mình, và càng không thể để bản thân ám ảnh với tâm lý “Egocentrism” (Thuyết tự đề cao mình), vì thế con người dù tài cán đến đâu cũng luôn luôn phải tìm học thêm… học thêm mãi mãi.
Tham khảo lớp Bản đồ dẫn chứng: https://forms.gle/RkppJcYDf56jgvWbA
Hãy cho biết trải nghiệm của bạn với nội dung trên
Danh sách đánh giá (0 đánh giá)