
NHỮNG CUỐN SÁCH “SELF-HELP” KINH ĐIỂN BẠN NÊN ĐỌC








NHỮNG CUỐN SÁCH “SELF-HELP” KINH ĐIỂN BẠN NÊN ĐỌC


Self-help là một thể loại sách, chỉ những cuốn sách truyền động lực, niềm tin, cách sống và cách tư duy theo một quan điểm, lí tưởng nào đó dành cho người đọc. Vượt lên trên tất cả những định kiến, nghi hoặc của một bộ phận người đọc, thể loại self-help vẫn hoàn thành tốt sứ mệnh của mình: trở thành “ngọn hải đăng” dẫn đường chỉ lối cho con người trên bước đường phát triển bản thân và cải thiện cuộc sống. Vốn dĩ, những cuốn sách không thể thay đổi vận mệnh của một người mà chỉ khi những kiến thức trong sách biến thành hành động, người ta mới có thể thay đổi vận mệnh, và sách self-help cho ta động lực thực hiện điều đó. Sau đây là một chút gợi ý để bạn đi tìm động lực từ những cuốn self-help kinh điển.
Đắc Nhân Tâm (Dale Carnegie)
Không chỉ giới hạn trong khái niệm là nghệ thuật thu phục lòng người, làm cho tất cả mọi người yêu mến mình, “Đắc Nhân Tâm” còn là một chuẩn mực, thước đo về nhân cách. Ở đó, ta có thể học cách thành thật với chính mình để hiểu rõ những khía cạnh ẩn khuất nhất của bản thân; ta có thể áp dụng nghệ thuật sống “Đắc Nhân Tâm” vào mọi lĩnh vực để xây dựng và lan tỏa một thái độ sống tích cực; ta sẽ biết quan tâm thật nhiều đến những người xung quanh, từ đó khơi gợi những tiềm năng ẩn khuất của họ và giúp họ phát triển lên một tầm cao mới. Đây là “quyển sách của mọi thời đại” khi những giá trị của nó vẫn vẹn nguyên đến ngày nay dẫu trải qua gần một thế kỉ luân chuyển.
“Luật hấp dẫn” (Michael J. Losier)
Liệu đã bao giờ bạn cảm thấy dường như cả thế giới này đang muốn chống lại mình và có vẻ như, những tia hy vọng le lói trong bạn đang dần vụt tắt trước những giông bão, giằng xé của cuộc đời? Vậy thì “Luật hấp dẫn” sẽ cho bạn một lời khuyên thỏa đáng. Tư tưởng chủ đạo của luật hấp dẫn đó là “Những gì bạn muốn, muốn bạn”. Theo đó, những suy nghĩ tích cực sẽ “hấp dẫn” những kết quả tích cực; còn những suy nghĩ tiêu cực chỉ mang lại những kết quả không mong muốn. Hãy luôn tin vào điều bạn hằng tin, ao ước điều bạn hằng ao ước và theo đuổi nó đến cùng, rồi bạn sẽ đến được nơi mà bạn hằng muốn đến.
“Dám bị ghét” (Kishimi Ichiro, Koga Fumitake)
Cuốn sách lấy chất liệu từ tư tưởng, quan niệm của nhà tâm lý học Alfred Adler – người được mệnh danh là một trong “ba người khổng lồ của tâm lý học hiện đại”, sánh ngang với Sigmund Freud và Carl Gustav Jung. Qua cuộc trò chuyện giữa một triết gia và một chàng trai trẻ, ta bỗng nhận ra rằng ta bất hạnh không phải do quá khứ và hoàn cảnh, càng không phải do thiếu năng lực, ta chỉ thiếu một chút “can đảm” mà thôi. Nói một cách khác, ta đã không đủ “can đảm để dám hạnh phúc”. Can đảm để dám hạnh phúc bao gồm cả “can đảm để dám bị ghét” nữa, chỉ khi dám bị người khác ghét bỏ, chúng ta mới có được tự do, có được hạnh phúc.
Tham khảo lớp Bản đồ dẫn chứng: https://forms.gle/RkppJcYDf56jgvWbA
Hãy cho biết trải nghiệm của bạn với nội dung trên
Danh sách đánh giá (0 đánh giá)