
NHỮNG TRÍCH DẪN XIÊU LÒNG VỀ NÉT ĐẸP CỦA MỘT BÀI THƠ HAY








NHỮNG TRÍCH DẪN XIÊU LÒNG VỀ NÉT ĐẸP CỦA MỘT BÀI THƠ HAY


“Cái kết tinh của một vần thơ và muối bể
Muối lắng ở ô nề và thơ đọng ở bể sâu.”
(Đối thoại mới – Chế Lan Viên
Nếu hạt muối là sự kết tinh độ mặn của biển cả “lắng ở ô nề” thì thơ ca được xem là nơi chắt lọc, gói ghém của tình cảm tâm tư, chứa đựng những phức cảm đa chiều trong tâm hồn người khi ngoài kia là sóng gió, bão táp phong ba. Càng khâm phục hơn khi mỗi nhà thơ phải là một người “phu chữ” không ngại khó, ngại khổ, nhọc nhằn mà vun xới trên cánh đồng chữ nghĩa bao la, đa tầng đa lớp. Để khám phá, chiêm nghiệm cái gọi là tinh túy mà “thơ đọng ở bể sâu” không dễ thấy, không dễ tìm và càng khó để cảm. Như Hoàng Đức Lương từng nói: “Không thể lấy mắt thường mà xem, miệng thường mà nếm được”. Câu chữ, dòng thơ ấy như thấm đẫm giọt mồ hôi của người thi sĩ… Để rồi, để lại những gì đẹp nhất, quý giá nhất được lắng đọng nơi “bể sâu” chất chứa nhiều tình cảm, cảm xúc. Từ đó thơ ca giúp độc giả thấm hiểu đời, hiểu người và hiểu hơn chính mình; sống hoàn thiện hơn và sống ý nghĩa trọn vẹn hơn.
“Tôi đã thử đánh rơi trang giấy mình xuống nước
Thơ không thể tự hơ khô trang giấy của mình
Nhưng mặt trời tình yêu, bạn ơi có thể
Làm ký ức nhòe rồi bỗng lại tươi xanh.”
(Phạm Tiến Duật)
Những tưởng những dòng thơ, câu chữ là vô tri, vô giác nhưng hóa ra lại mang trong đó là linh hồn. Thơ ca đôi lúc cũng rơi vào nghịch cảnh, thử thách gian nan “đánh rơi trang giấy mình xuống nước”. Những trang giấy tựa như một dòng suy tưởng nhẹ nhàng mà sâu lắng, gợi lên nỗi băn khoăn về sự mong manh của ký ức, nghệ thuật và con người trước thử thách của thời gian. Nếu thơ ca – biểu tượng của cái đẹp và tâm hồn – cũng không thể tự cứu lấy mình khi bị phai nhòa, thì tình yêu lại là ánh sáng diệu kỳ có thể hồi sinh tất cả. Đó chính là vẻ đẹp của ống thơ ca này – một vẻ đẹp của niềm tin, sự hồi sinh và ánh sáng diệu kỳ từ tình yêu.
“Khi còn mưa mùa xuân rơi ở đâu đó
Thì trên đồng xào xạc cỏ và hoa
Khi nước mắt rơi từ thi sĩ
Thì những lời chân chính được sinh ra.”
(Rasul Gamzatov)
Nhà thơ Rasul Gamzatov bằng chính trải nghiệm của bản thân khi một đời bén duyên với ngòi viết đã đúc kết được rằng: vần thơ, câu chữ như một tâm niệm sâu sắc về quá trình sáng tạo nghệ thuật “ăn mòn tim và mài mọt tâm hồn”, được viết lên từ những gì chân thật và gần gũi nhất. Một áng thơ hay không phải là những câu chữ vô hồn, mà là kết tinh của cảm xúc và suy tư sâu sắc. Nước mắt của thi sĩ không đơn thuần chỉ là biểu hiện của cảm xúc cá nhân, mà còn là sự đồng cảm, thấu hiểu với cuộc sống, với con người. Nếu “còn mưa mùa xuân” mang lại sự sống cho cỏ hoa, thì “nước mắt thi sĩ” chính là nguồn cảm hứng nuôi dưỡng tâm hồn, làm nảy sinh những tác phẩm văn chương chân chính. Thơ ca là thể hiện đầy khẳng định rõ nhất con là tiếng lòng, là sự kết tinh của trải nghiệm, là xúc cảm của con người.
Thông tin lớp Chuyên LLVH – NLXH: https://forms.gle/ui1UJQ3FgspTc6cX8
Hãy cho biết trải nghiệm của bạn với nội dung trên
Danh sách đánh giá (0 đánh giá)