CẢM NHẬN VỀ TÁC PHẨM “THƯƠNG NHỚ MƯỜI HAI” – VŨ BẰNG

CẢM NHẬN VỀ TÁC PHẨM “THƯƠNG NHỚ MƯỜI HAI” – VŨ BẰNG

Rubik BTV
29/04/2025

“Đời mà có một người vui cái vui của mình, buồn cái buồn của mình chẳng là đủ rồi sao? Có tâm sự trong lòng, lặng nhìn nhau không nói mà cũng cảm biết, thế chẳng đủ rồi sao?” 

(Thương nhớ Mười Hai – Vũ Bằng)

Vũ Bằng – người được biết đến với áng mây mờ trong đời văn của chính mình, ấy là một tài năng văn học với cuộc đời gặp nhiều trắc trở. Để rồi từ đó đọng lại trong lòng bao người là những điều đáng trân trọng, mở ra nhiều thông điệp sâu sắc trong cuộc sống.

Nhà văn tên đầy đủ là Vũ Đăng Bằng, sinh năm 1913 tại Hà Nội, ông là hậu duệ của một gia đình có truyền thống bề Nho học nổi tiếng, quê gốc ở tỉnh Hải Dương nhưng sau này chuyển lên thủ đô với nghề làm thuốc và dạy học. Sinh ra và lớn lên trong gia đình khoa bảng, Vũ Bằng đã đứng vững trên mảnh đất Việt giàu văn hiến để tiếp thu một cách sáng tạo những tinh hoa của văn hóa phương Tây trong những năm biến thiên vĩ đại của lịch sử dân tộc. Năm mười sáu tuổi, ông học ở trường Albert Sarraut và có tác phẩm đăng trên tờ An Nam tạp chí và sau này đỗ tú tài Tây, Vũ Bằng đã xem xét văn làm báo là nghề của mình. Tác giả còn rất nổi tiếng trong làng báo khi làm việc với nhiều tờ ở Hà Nội và Sài Gòn, trực tiếp làm chủ bút Tiểu thuyết Thứ bảy cũng như làm thư ký tòa soạn của Trung Bắc Chủ nhật. Chính vì vậy mà trong đời sống văn chương báo chí đương thời, Vũ Bằng là người tài năng và hoạt động sôi nổi bậc nhất. 

Thương nhớ Mười hai – tác phẩm tiêu biểu đặc trưng cho phong cách hành văn của Vũ Bằng. Tuyệt tác được viết vào năm 1960, quyển sách tính cho đến nay đã trải qua hơn nửa thế kỷ nhưng vẫn giữ được vẹn nguyên nét đẹp cùng sức hút thuở ban sơ. Đứa con tinh thần của nhà văn được viết dưới dạng một quyển hồi ký. Quyển sách không kể về bất kỳ một sự việc cụ thể nào nên không có cốt truyện, nội dung chỉ giản đơn là những tản văn bộc lộ niềm thương nhớ của tác giả, những tình cảm chẳng thể nói thành lời của người con xa xứ dành cho quê hương.

Người ta thường bảo trên thế gian không có nỗi buồn nào hoang hải, mất mát tựa như nỗi buồn của một con người phải rời xa quê hương, không có nỗi nhớ nào bâng khuâng, tha thiết như nỗi nhớ của một kẻ sống nơi đất khách quê người hướng về mảnh đất quen thuộc.

“Lòng người xa nhau y như thể là khúc gỗ bị mối ăn, mục nát từ lúc nào không biết. Trông bề ngoài thì không có gì khác lạ, nhưng cầm một cánh hoa khẽ đạp vào thử mà xem, tiếng gỗ kêu nghe mệt mõi, y buồn, mà nếu gõ mạnh thêm chút nữa, ta sẽ thấy gỗ vỡ tan, để lộ ra tảng mục lỗ chỗ như tổ ong, tiết ra một thú bụi vàng hanh hao, nhạt nhẽo. Con tim của người khách tương tư cố lí cũng đau ốm y như là gỗ mục.”

Từ khi vào Nam công tác không một phút giây nào ông thôi nhớ về Hà Nội. Ông nhìn cảnh sắc Sài Thành mà lại đâm ra thêm yêu, thêm thương và nhớ về vẻ đẹp rất riêng của quê hương mình.

“Nhớ lại có những đêm tháng mười ở Hà Nội, vợ chồng còn sống cạnh nhau, cứ vào khoảng này thì mặc áo ấm dắt nhau đi trên đường khuya tìm cao lâu quen ăn với nhau một bát tam xà đại hội có lá chanh và miến rán giòn tan, người chồng lạc phách đêm nay nhớ vợ cũng đóng cửa lại đi tìm một nhà hàng nào bán thịt rắn để nhấm nháp một mình và tưởng tượng như hãy còn ngồi ăn với người vợ thương yêu ngày trước, nhưng sao đi tìm mãi, đi tìm hoài không thấy.”

Xuyên suốt quá trình dài hoàn thành Thương nhớ mười hai, mười ba năm sau khi ông vào Nam, vợ ông ở Hà Nội đã qua đời. Chỉ đọc một vài dòng mà ông viết về bà cũng rõ ràng thấy được sự đớn đau, mất mát cũng nỗi nhớ bất tận của ông dành cho người bạn đời bởi lẽ:

“Tình bất tri sở khởi, nhất vãng chi tâm”

Thương nhớ mười hai là niềm an ủi, là nỗi lòng của những con người phải rời xa quê hương, là tiếng lòng thổn thức những ai xa xứ nhớ về mảnh đất Hà Thành thơ mộng. Là bức thư gửi cho những người ở đất khách quê người để bớt đi phần nào nỗi nhớ thương quê hương xứ sở.

Đọc tác phẩm cứ như nếm vị ngọt dịu và trong lành của trái cây mùa hạ. Quyển sách tuy là nhớ về Hà Nội nhưng cũng đồng thời là nhớ về thanh xuân đã lướt qua không trở lại của tác giả.

Quả thật không ngoa khi ví Vũ Bằng là “Người trở về từ cõi mộng mơ”. Ông đặc tả một Hà Nội bình dị nhưng lại đẹp đến nao lòng. Nỗi thương nhớ cùng tình yêu to lớn đã biến Thương nhớ mười hai trở thành một tác phẩm quá đỗi đặc biệt.

Tuyệt tác ấy tựa như tách trà ấm nóng, hương thơm thoang thoảng lại khiến con người ta đắm say. Đứa con tinh thần do tác giả chấm bút mang độc giả ngược dòng thời gian tìm về với hình ảnh một Hà Nội ở những ngày xưa cũ, ngỡ như xa lạ nhưng lại thân thương đến vô cùng.

Thông tin lớp Chuyên LLVH – NLXH: https://forms.gle/ui1UJQ3FgspTc6cX8

KHOÁ HỌC LIÊN QUAN

Combo khóa Nobel Văn học và Văn học nước ngoài

Kiến thức tác giả, tác phẩm phong phú, chuyên sâu từ 30 cây bút tiêu biểu đến từ 12 quốc gia trên thế giới cùng các tài liệu tặng kèm
699.000 
Xem chi tiết

Combo khóa Văn học Việt Nam

Nắm bắt kiến thức tổng quan về từng giai đoạn trong nền văn học Việt Nam, cùng với đó là đi sâu tìm hiểu các tác giả, tác phẩm tiêu biểu.
799.000 
Xem chi tiết

Combo khóa Văn học Việt Nam và Nobel Văn học

Nắm bắt kiến thức về các tác giả tác phẩm trong từng giai đoạn văn học Việt Nam, các tác giả đạt giải Nobel Văn học.
999.000 
Xem chi tiết

Combo khóa Văn học Việt Nam và Văn học nước ngoài

Nắm bắt kiến thức tổng quan về từng giai đoạn trong nền văn học Việt Nam, mở rộng tìm hiểu về nền văn học thế giới từ các quốc gia khác, đi sâu vào một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu.
949.000 
Xem chi tiết

Combo khóa Văn học Việt Nam, Văn học nước ngoài và Nobel Văn học

Nắm bắt kiến thức tổng quan về từng giai đoạn trong nền văn học Việt Nam, mở rộng tìm hiểu về nền văn học thế giới từ các quốc gia khác, đi sâu vào một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu.
1.199.000 
Xem chi tiết

Khoá Meeting: Lớp Apollo – Học sinh giỏi quốc gia

Lớp ôn vào Đội tuyển Quốc gia sẽ đồng hành với các bạn trong quá trình vận dụng tri thức đã có cũng như bồi đắp thêm kiến thức cho kỳ thi học sinh giỏi quốc gia.
2.250.000 
Ngày bắt đầu: 25/02/2024
Giờ học: 120 phút
Số Video: 24 buổi
Xem chi tiết

KHÓA VĂN HỌC VIỆT NAM SAU 1975

Khóa học sẽ cung cấp cho các bạn về đặc trưng của nền văn học đổi mới với sự phong phú, đa chiều, phân tích cảm hứng thế sự và xu hướng dân chủ hóa của văn học, đánh giá các tác giả, tác phẩm tiêu biểu và chỉ ra hướng vận dụng trong các đề.
299.000 
Ngày bắt đầu: Thời gian học linh hoạt
Giờ học: 500 phút
Số Video: 12 video
Xem chi tiết

KHÓA VĂN HỌC VIỆT NAM THỜI KHÁNG CHIẾN

Khóa học sẽ cung cấp cho các bạn các các đặc trưng của văn học kháng chiến trong ba chặng đường từ 1945 - 1975, phân tích khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn, đánh giá các tác giả, tác phẩm tiêu biểu và chỉ ra hướng vận dụng trong các đề.
299.000 
Ngày bắt đầu: Thời gian học linh hoạt
Giờ học: 675 phút
Số Video: 15 video
Xem chi tiết

KHÓA VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỶ XX ĐẾN NĂM 1945

Khóa học sẽ cung cấp cho các bạn các đặc trưng của văn học giai đoạn 1930 - 1945 với ba khuynh hướng chính: lãng mạn chủ nghĩa, hiện thực phê phán, hiện thực xã hội chủ nghĩa, kiến thức tác phẩm, văn học sử từ tổng quát đến chuyên sâu, cách liên hệ, mở rộng, so sánh, cùng hướng giải các đề về văn học giai đoạn 1930 - 1945.
299.000 
Ngày bắt đầu: Thời gian học linh hoạt
Giờ học: 300 phút
Số Video: 12 video
Xem chi tiết

Hãy cho biết trải nghiệm của bạn với nội dung trên

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Danh sách đánh giá (0 đánh giá)