
SỰ CHUYỂN MÌNH TRONG DÒNG CHẢY VĂN HỌC CỦA NGUYỄN TUÂN








SỰ CHUYỂN MÌNH TRONG DÒNG CHẢY VĂN HỌC CỦA NGUYỄN TUÂN


Như dòng sông mát lạnh, văn chương Nguyễn Tuân đã chảy qua và nuôi dưỡng trong trái tim độc giả sự tươi mát, trong lành mà cái làm người ta ấn tượng nhất và khó có thể lầm ông với một nhà văn nào khác là ở cái “ngông” rất nghệ, rất riêng biệt và phá cách. Dù thời thế có biến động và đổi thay, cái “ngông” của Nguyễn Tuân vẫn in dấu trong từng câu chữ, song ta không thể không cảm nhận thấy chữ “ngông” – nét nghệ thuật của Nguyễn Tuân có một bước ngoặt mạnh mẽ, chuyển mình theo dòng văn học từ trước 1945 và sau 1945.
Vang bóng một thời
Trước 1945, Nguyễn Tuân say mê cái đẹp của những điều xưa cũ, say mê nghĩa khí của một thời đã qua mà sự tàn phá của thời gian không thể làm băng hoại nó. Từ nhan đề, một trường liên tưởng về những nét đẹp văn hóa truyền thống hiện lên trong tâm trí người đọc mà giá trị của nó vẫn còn vang bóng. Nguyễn Tuân đã gửi gắm cái “ngông” của mình qua nhân vật “Huấn Cao” – một con người tài- tâm- dũng, vượt lên những thách thức của thời đại để cái đẹp mãi mãi trường tồn. Huấn Cao có tài viết chữ, “Chữ ông đẹp lắm, vuông lắm… Có được chữ ông Huấn mà treo là có một vật báu trên đời”, chính vì Nguyễn Tuân rất say, rất mê vẻ đẹp trong từng nét chữ thư pháp đậm đà văn hóa ấy thế nên thi nhân đã gieo vào nhân vật “Huấn Cao” cái tài và sự say mê của chính mình. Bên cạnh, Huấn Cao còn mang tấm lòng biệt nhỡn liên tài, tấm lòng cao thượng và trong sạch không bao giờ vì tiền tài, vật chất mà cho chữ. Và song song với tài và tâm là sự dũng cảm, dám thách thức cái xã hội phong kiến thối nát, dám chống lại triều đình dẫu phải đối mặt với cái chết. Cái ngông của người nghệ sĩ chỉ bật ra khi chính Nguyễn Tuân đã tạo ra “cảnh tượng xưa nay chưa từng có”. Đó là khoảnh khắc cái đẹp trở nên bất diệt, người tử tù Huấn Cao trước ngày thi hành án chém, vẫn bình tĩnh, tự tại, “dậm tô nét chữ”, nghệ thuật dùng ánh sáng và bóng tối, “buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián” và “ “ánh sáng đỏ rực của một bó đuốc tẩm dầu” càng nhấn mạnh cái ngông của Nguyễn Tuân trong cách nhìn và sự ca thán mà nhà văn dành cho cái đẹp cổ.
Người lái đò sông Đà
Sau 1945 là một bước ngoặt lớn cho nền văn học Việt Nam và Nguyễn Tuân cũng nương mình theo sự biến thiên ấy. Cái ngông của người nghệ sĩ về cái đẹp vẫn còn đấy nhưng nó tìm một hướng mới, trong thời bình, nhà văn hướng ngòi bút của mình đến vẻ đẹp đời thường, dung dị, nơi mà mỗi con người đều là một nghệ nhân trong lĩnh vực của họ. Tài năng của ông đò được Nguyễn Tuân diễn tả hết sức tài tình bằng chính vốn kiến thức thâm sâu mà ông có được cùng sự tỉ mỉ trong cách dùng từ. Văn nhân không chỉ có sự nghiên cứu và am hiểu về sông Đà mà còn vận dụng kiến thức quân sự để thấy được nét đẹp nghệ thuật trong việc lái đò mà ông đò là một người nghệ sĩ tài ba và kiên cường. Ông đò là người sống và gắn đời mình với từng dòng chảy và những con thác dữ dội của sông Đà thế nên con thủy quái ấy dẫu có tinh ranh, nham hiểm ra sao cũng bị ông đò hiểu từng bước đi. “ Hàng tiền vệ, có hai hòn canh một cửa đá trông như là sơ hở nhưng chính hai đứa giữ vai trò dụ cái thuyền đối phương đi vào sâu nữa, vào tận tuyến giữa rồi nước sóng luồng với đánh khuỷu quật vu hồi lại Nếu lọt vào đây rồi mà cái thuyền du kích ấy vẫn chọc thủng được tuyến hai, thì nhiệm vụ của những boongke chìm và pháo đài đá nổi ở tuyến ba phải đánh tan cái thuyền lọt lưới đá tuyến trên, phải tiêu diệt tất cả thuyền trưởng thuỷ thủ ngay ở chân thác.” Lối diễn tả tài tình của Nguyễn Tuân, dùng quân sự để miêu tả sự hiểm trở của sông Đà làm người đọc không khỏi ấn tượng như đang có cả một trận đấu oanh liệt sắp diễn ra mà ông đò là một người lính quật cường chẳng chịu thua đối thủ. Ông Đò biết rõ cái thế trận của con thủy quái sông Đà, vòng vây thứ nhất cửa tử “nằm lập lờ phía tả ngạn”, vòng vây thứ hai, “cửa sinh lại bố trí lệch qua phía bờ hữu ngạn”, vòng vây thứ ba, “Ít cửa hơn, bên phải bên trái đều là luồng chết cả. Cái luồng sống ở chặng ba này lại ở ngay giữa bọn đá hậu vệ của con thác.” Không chỉ am hiểu mà vẻ đẹp của ông Đò còn được Nguyễn Tuân khắc họa trong những lần ông đò đánh với “bọn thủy quân”, “đứa thì ông tránh mà rảo bơi chèo lên, đứa thì ông đè sấn lên mà chặt đôi ra để mở đường tiến.” Khác với trước 1945, vẻ đẹp nghệ thuật mà Nguyễn Tuân nhìn thấy đã không còn là những tàn dư mà là vẻ đẹp của cuộc sống thực, tất cả chúng ta đều mang trên mình nét đẹp nghệ thuật riêng biệt.
Dẫu trải qua bao nhiêu lần biến chuyển, cái ngông yêu Nghệ Thuật của Nguyễn Tuân sẽ không thể lu mờ mà ngược lại càng thêm sâu sắc.
Thông tin lớp Chuyên LLVH – NLXH: https://forms.gle/ui1UJQ3FgspTc6cX8
Hãy cho biết trải nghiệm của bạn với nội dung trên
Danh sách đánh giá (0 đánh giá)