
NHẤT LINH VÀ QUAN NIỆM VỀ NGƯỜI PHỤ NỮ








NHẤT LINH VÀ QUAN NIỆM VỀ NGƯỜI PHỤ NỮ


Từ cổ chí kim người phụ nữ đã và đang đi vào nghệ thuật khiến nó phong phú, đặc sắc hơn. Nghệ thuật mà trên hết là văn chương và người phụ nữ gắn bó tha thiết, bền chặt cùng nâng cao nhau. Văn học khiến người phụ nữ có thể giành lại tiếng nói cho riêng mình, sống đời thanh cao, ý nghĩa và chính người phụ nữ khiến văn chương hoàn thành sứ mệnh che chở, nâng niu cái đẹp, cái đúng một cách tuyệt đối. Và người phụ nữ hiện lên tròn văn chương dù là người có hoàn cảnh éo le, dù là người bạc mệnh hay phải chịu những oan khuất một cách đau đớn, nhục nhã thì người ta vẫn thấy trong họ một viên ngọc tính cách, hành động sáng ngời qua đó vừa thể hiện hết nét đẹp vừa cất lên tiếng nói đòi lại cho họ những hạnh phúc, niềm vui và sự bình đẳng mà một con người cần phải có được.Tiếng nói ấy được cất lên qua nhân vật Vũ Nương trong Người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ, trong Tự tình I,II,III, của Hồ Xuân Hương và chính trong Đoạn Tuyệt và Lạnh lùng của Nhất Linh.
Nhất Linh tên thật là Nguyễn Tường Tam được sinh ra tại Phố huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương ông là người thành lập Tự Lực văn đoàn và là cây bút chính của nhóm với những tác phẩm xuất sắc , ông lớn lên trong gia cảnh nghèo khó tiếp xúc thường xuyên với những người nông dân nghèo khổ chính điều này đã chi phối phong cách văn học của ông và em trai là nhà văn Thạch Lam sau này.
Trước hết phải nói quan niệm của ông với người phụ nữ là vô cùng đúng đắn, tiến bộ. Những tác phẩm của ông chính là vũ khí sắc biến góp phần loại bỏ những sợi dây phong tục, lễ giáo khắc nghiệt đến vô lý đang trói buộc cuộc sống của họ.Cho họ được là chính họ được làm những gì mà mình thích và mong muốn, sống thật trọn vẹn, hạnh phúc. Tất cả những điều này được thể hiện thật rõ nét qua hai tác phẩm của ông là Đoạn tuyệt và Lạnh lùng.
Đoạn tuyệt xoay quanh nhân vật chính là Loan một cô gái tân thời học sâu hiểu rộng được tiếp xúc với tư tưởng văn minh, tự do cá nhân nhưng vì gia cảnh túng thiếu phải chấp nhận đóng khuôn cuộc sống vào những phong tục, lễ nghi phong kiến dù vậy trong lòng dành tình yêu cho Dũng và yêu cả cuộc sống tự do, tiến bộ của anh. Nhưng trở lại thực tại cô trở thành dâu, thành vợ và cố gắng nhẫn nhịn sống đúng với bổn phận của một người dâu thảo, vợ hiền nhưng rồi vẫn bị cuốn vào vòng xoáy bất hạnh, đau thương cô trải qua trái đắng khi phải làm việc quần quật như con ở, bị xem như là máy đẻ , khi con mất không còn khả năng sinh nở lại bị khinh ghét, ruồng bỏ , nhưng may mắn đến khi cô vướng vào pháp luật và được phán trắng án nhờ đó có thể sống đời tự do, hạnh phúc như cô hằng mong ước.Tác phẩm lúc đầu chính là tình cảm thương xót của tác giả đối với những thiệt thòi, đớn đau mà họ chịu đựng sau là cái siết tay thật chặt cổ vũ họ mạnh mẽ, can đảm bước qua những giới hạn, luật lệ khắt khe, vớ vẩn sống thật hạnh phúc, vui tươi.
Ở tác phẩm Lạnh lùng câu chuyện xoay quanh số phận bất hạnh của Nhung một góa phụ luôn dằn vặt mình giữa hạnh phúc cá nhân với ‘tiếng thơm’ mà người đời áp đặt lên mình là phải giữ trọn đạo thờ chồng khi chồng đã mất. Dù cô đã có những chuyển biến tâm lý quan trọng dũng cảm nghe theo tiếng gọi trái tim nhưng cuối cùng vẫn không xô ngã hàng rào luân lý từ những đạo giáo ảnh hưởng từ đạo Nho đang giam cầm, bào mòn cuộc đời mình.Đây được xem là kiệt tác nền văn học Việt Nam đồng thời cũng là đòn đánh mạnh vào những lễ giáo phong kiến vô lý, độc ác nhằm vào những người phụ nữ đồng thời là lời an ủi, cổ vũ chân thành tha thiết hướng họ đến một cuộc đời nơi mà họ thật sự được “sống”.
Thông tin lớp Sirius – ôn thi vào đội tuyển quốc gia: https://forms.gle/7JGnemLi95VtTbPF7
Hãy cho biết trải nghiệm của bạn với nội dung trên
Danh sách đánh giá (0 đánh giá)