
CẤU TRÚC BÀI THI ĐGNL HÀ NỘI NĂM 2025








CẤU TRÚC BÀI THI ĐGNL HÀ NỘI NĂM 2025

Từ năm 2025, cấu trúc bài thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ được điều chỉnh một phần để phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông mới.
Xem thêm:
Để phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông mới, từ năm 2025, cấu trúc bài thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ được điều chỉnh. Cấu trúc đề thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2025 có những điều chỉnh về bố cục, tăng tính lựa chọn cho người học, phát huy năng lực của học sinh và định hướng cho các cơ sở giáo dục “tuyển đúng” “tuyển trúng” thí sinh.
Đại học Quốc gia Hà Nội hiện đang bổ sung, xây dựng ngân hàng câu hỏi thi chuẩn hóa để phù hợp với lộ trình của chương trình này.
NỘI DUNG | GHI CHÚ |
Phần 1: Toán học và xử lý số liệu/ Tư duy định lượng | 50 câu hỏi – 75 phút ((35 câu hỏi trắc nghiệm khách quan bốn lựa chọn và 15 câu hỏi điền đáp án) |
Phần 2: Văn học – Ngôn ngữ/ Tư duy định tính | 50 câu hỏi – 60 phút (trong đó có 25 câu hỏi đơn và 5 chùm câu hỏi gồm 1 ngữ cảnh đi kèm 5 câu hỏi) |
Phần 3: Khoa học hoặc Tiếng Anh | 50 câu hỏi – 60 phút với các phần để thí sinh lựa chọn (50 câu hỏi trắc nghiệm khách quan bốn lựa chọn và điền đáp án) |
Theo GS Nguyễn Tiến Thảo, Giám đốc Trung tâm Khảo thí ĐH Quốc gia Hà Nội, cho hay, về hình thức, bài thi Đánh giá năng lực năm 2025 điều chỉnh chủ yếu ở Phần 3 và cách đặt câu hỏi.
Sau khi hoàn thành hai phần thi đầu, ở phần thi thứ 3 thí sinh sẽ được lựa chọn 3 trong 5 chủ đề thuộc lĩnh vực: Lý, Hóa, Sinh, Sử, Địa để hoàn thành bài thi trong thời gian 195 phút (không kể thời gian bù thêm cho câu hỏi thử nghiệm).
Phần lựa chọn liên quan đến Ngoại ngữ được xây dựng thay thế phần Khoa học để đánh giá năng lực chuyên biệt.
Về câu hỏi, mỗi chủ đề thi sẽ xuất hiện câu hỏi chùm, trong một ngữ cảnh dữ liệu đầu bài sẽ hỏi kèm 1- 3 câu hỏi khác nhau để đánh giá năng lực tổng hợp của thí sinh. Câu hỏi chùm có thể chủ đề mới với ngữ liệu cho trước đòi hỏi thí sinh phải nhận định, phân tích và đưa ra phương án giải quyết vấn đề đã cho
Cấu trúc bài thi HSA 2025 – Đánh giá năng lực Hà Nội 2025 như sau:
> Phần 1 (Toán học và xử lí số liệu/Tư duy định lượng): 75 phút, 50 câu hỏi (35 câu hỏi trắc nghiệm khách quan bốn lựa chọn và 15 câu hỏi điền đáp án, chưa bao gồm câu hỏi thử nghiệm không tính điểm); thang điểm: 50.
>Phần 2 (Văn học – Ngôn ngữ/Tư duy định tính): 60 phút, 50 câu hỏi (trắc nghiệm khách quan bốn lựa chọn) trong đó có 25 câu hỏi đơn và 5 chùm câu hỏi gồm 1 ngữ cảnh đi kèm 5 câu hỏi, chưa bao gồm câu hỏi thử nghiệm không tính điểm); thang điểm: 50.
>Phần 3 (Khoa học hoặc Tiếng Anh): 60 phút, 50 câu hỏi (trắc nghiệm khách quan bốn lựa chọn và điền đáp án, chưa bao gồm câu hỏi thử nghiệm không tính điểm), thang điếm: 50.
Thí sinh lựa chọn thi Khoa học hoặc Tiếng Anh:
>Phần thi Khoa học thí sinh chọn 3 trong tổng số 5 chủ đề: Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí. Mỗi chủ đề có từ 16 đến 17 câu hỏi, trong đó có các câu hỏi đơn và từ 1 đến 2 chùm câu hỏi gồm 1 ngữ cảnh đi kèm 3 câu hỏi. Trong một lựa chọn, hai chủ đề thuộc cùng lĩnh vực (khoa học tự nhiên hoặc khoa học xã hội) có 17 câu hỏi/1 chủ đề, chủ đề còn lại có 16 câu hỏi. Các chủ đề thi về Vật lí, Hóa học, Sinh học có tối thiểu 01 câu hỏi điền đáp án/1 chủ đề.
>Phần thi Tiếng Anh gồm 50 câu hỏi trắc nghiệm khách quan bốn lựa chọn trong đó có 35 câu hỏi đơn và 3 chùm câu hỏi gồm 1 ngữ cảnh đi kèm 5 câu hỏi về từ vựng, ngữ pháp, diễn đạt trong văn bản viết, đọc hiểu văn bản, tình huống…
Kiến thức phân bổ tương đối như sau:
>Lớp 10 khoảng 10%.
>Lớp 11 khoảng 30%.
>Lớp 12 khoảng 60%.
Riêng chủ đề Vật lí, Sinh học có thể thay đổi trong khoảng ± 5% theo phân bổ chương trình giữa các lớp. Phần thi Tiếng Anh kiến thức trong chương trình lớp 12: khoảng 45%, kiến thức tống hợp, vận dụng bậc cao trong chương trình: khoảng 15%.
>> XEM ĐỀ MINH HỌA HSA – ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HÀ NỘI 2025 TẠI ĐÂY
( Nguồn: Danhgianangluc.info)