“Tầm văn hóa càng sâu rộng, tác phẩm của nhà văn càng đạt được tới gần hơn nỗi niềm và tiếng lòng của nhân dân thời đại mình”. (Bảo Ninh)
“Người làm xiếc đi dây rất khó Nhưng chưa khó bằng làm nhà văn Đi trọn trên con đường chân thật.” (Phùng Quán)
“Văn học và đời sống là những vòng tròn đồng tâm mà tâm điểm là con người.” (Nguyễn Minh Châu)
“Anh ta lấy tất cả những lo âu, suy tư, hạnh phúc, khổ đau một đời làm củi Có khi nhen nhóm cả một đời mới thiêu được một mồi Ngồi lên chất liệu đời mình Rót vào đấy xăng của thời đại Rồi lấy mình ra làm lửa châm vào Bài thơ rực cháy. Chế Lan Viên 25
Văn học là nhân học.” (Macxim Gorki)
“Lấy con ngươi làm đối tương miêu tả chủ yếu, văn học có đươc một điểm tựa để nhı̀n ra toàn thế giới.” (Cac Mac)
“Mọi lý thuyết chỉ là màu xám, chỉ cây đời mãi mãi xanh tươi.”
“Văn chương có loại đáng thờ và không đáng thờ. Loại không đáng thờ là loại chuyên chú ở văn chương. Loại đáng thờ là loại chuyên chú ở con người.” (Nguyễn Văn Siêu)
“Cái kết tinh của mỗi vần thơ và muối bể/Muối lắng ở ô nề và thơ đọng ở bề sâu.” (Chế Lan Viên)
“Văn chương như một mạng nhện có thể kết nối hơi lỏng lẻo nhưng vẫn luôn kết nối với cuộc sống từ bốn góc.” (Virginia Woolf)
“Bất cứ thi sĩ vĩ đại nào, sở dĩ họ vĩ đại bởi vì những đau khổ và hạnh phúc của họ bắt nguồn từ khoảng sâu thẳm của lịch sử xã hội, bởi vì họ là khí quan và đại biểu của xã hội, của thời đại và của nhân loại. (Belinxki)”
“Thơ chỉ bật ra khi cuộc sống đã tràn đầy”. (Tố Hữu)
“Nhà văn là người thư kí trung thành của thời đại.” (Balzac)
“ Nghệ thuật phải bắt nguồn từ đời sống, thoát li đời sống nghệ thuật nhất định sẽ khô héo.” (Phạm Văn Đồng)
Văn học là tiếng nói của các thời đại, là cuộc đối thoại chứa chan tình nghĩa. (Nguyễn Khánh Toàn Tài)
“Vạt áo triệu nhà thơ không bọc hết vàng mà đời rơi vãi/ Hãy nhặt lấy chữ ở đời mà góp nên trang.” (Chế Lan Viên)
“Gieo vần như thể gieo hạt Nhịp sống làm nên những nhịp thơ.” (Huy Cận)
“Không có sách chúng tôi làm ra sách Chúng tôi làm thơ ghi lấy cuộc đời mình.” (Hữu Thỉnh)
“Chỉ có cuộc đời rộng rãi, chỉ có trường đời vô thường định mới dạy cho người ta viết được những câu đẹp đẽ.” (Nguyễn Tuân)
“Với tư cách là văn nghệ sĩ, ta hãy vui lên vì ta đã bị dứt khỏi giấc ngủ mê và khỏi sự đui điếc, bị bắt buộc phải đứng trước sự thống khổ, những trại giam và máu. (Albert Camus)
“Bể khổ của nhân loại là nguồn khai thác không bao giờ vơi cạn của đời tôi.” (Victor Hugo)
“Nghệ thuật chỉ đạt đến đỉnh cao của nó khi được chắt lọc từ những nỗi đau đích thực của cuộc đời.” (Lê Huy Bắc)
“Không có câu chuyện cổ tích nào đẹp hơn câu chuyện cổ tích do chính cuộc sống viết ra.” (Andecxen)
“Nghệ sĩ là người biết khai thác những ấn tượng riêng chủ quan của mình, tìm thấy những ấn tượng có giá trịkhái quát và làm cho những ấn tượng ấy có được hình thức riêng.” ( M)
. “Nhà văn là một danh hiệu lạ lùng, vừa hữu ích lại vừa phù phiếm. Nó không phải danh hiệu anh ta tự đứng ra xưng danh được, mà là một danh hiệu do độc giả đặt tên” (Nguyễn Huy Thiệp)
“Nghệ thuật bao giờ cũng là tiếng nói của tình cảm con người, là sự tự giãi bày và gửi gắm tâm tư.” (Lê Ngọc Trà)
“Văn học thế giới đã có trọn vẹn hai trăm năm huy hoàng của thế kỷ XIX và XX, lịch sử nhân loại đã không phụ văn học. Việc những nhà văn còn sót lại nên làm, chính là diễn xuất một cách hết sức vẻ vang vai diễn phụ của mình. Nhưng chúng ta cũng chớ quên diễn viên chính vẫn là diễn viên chính, diễn viên phụ vẫn phải diễn vai phụ mà lịch sử đã phân công. Chấp nhận sự bên lề của văn học chẳng phải một việc tồi tệ.” (Nhà văn Diêm Liên Khoa)
“Văn học là thế giới hoang tưởng, ảo tưởng, hão huyền trong cuộc đời thực tẻ nhạt, dung tục, của cảm xúc (Khuyết danh)
“Những chữ xơ xác nhất mà chúng ta đã nói đến cạn cùng, mất sạch tính hình tượng đối với chúng ta, những chữ ấy trong thơ ca lại lấp lánh, lại kêu giòn và tỏa hương”. (Pautopsky)
“Nhân giả trí nhân” (Người có lòng nhân luôn thương con người) (Khổng Tử)
“Tác phẩm văn học là sự cưới xin giữ ngoại vật và nội tâm nhà văn” (Xuân Diệu)
“Nghệ thuật không tái tạo những gì ta thấy đúng hơn là nó mở mắt cho ta” (Picasso)
“Khi văn xuôi đã đạt tới mức toàn Thiện Toàn Mỹ thì về bản chất nó đã thực là thơ” (Paustovsky)
“Mặt trời chói lọi của chí tưởng tượng chỉ có thể cháym sáng khi được cọ xát với mặt đất. Nó không thể cháy trong khoảng trống rỗng. Trong khoảng trống rỗng nó sẽ tắt” (Paustovsky)
Trong bụng không có ba vạn quyển sách, trong mắt không có núi sông kỳ lạ thì không thể làm văn được. (Lê Quý Đôn)
v “Thơ không cần nhiều từ ngữ. Nó cũng không quan tâm đến hình xác của sự sống. Nó chỉ cần cảm nhận và truyền đi 1 chút linh hồn cùa cảnh vật thông qua linh hồn thi sĩ” (Nguyễn Đăng Mạnh)
“Thơ là tiếng nói hồn nhiên nhất của tâm hồn con người trước cuộc đời” (Tố Hữu)
“Cái bóng của độc giả luôn luôn cúi xuống sau lưng nhà văn, ngay khi mà nhà văn ngồi trước trang giấy trắng.” (Aimatov)
“Bài thơ là sợi dậy truyền tình cảm cho người đọc” (Nguyễn Đình Thi)
“Cuộc sống là cánh đồng màu mở để cho thơ bén rễ sinh sôi” (Puskin)
“Câu thơ phải luôn bất ổn và xôn xao – Không thể nằm yên mà ngủ được nào” (Chế Lan Viên)
Sáng tác thơ là một việc do cá nhân thi sĩ làm, một thứ sản xuất đặc biệt và cá thể” (Xuân Diệu)
“Câu thơ hay là câu thơ có kahr năng đánh thức bao ấn tượng vốn ngủ quên trong kí ức của con người” (Chu Văn Sơn)
“Khi tác phầm kết thúc, ấy là sự sống của nó mới thực sự bắt đầu” (Aimatov)
“Thơ là hiện thực, thơ là cuộc đời, thơ còn là thơ nữa” (Xuân Diệu)
“Đụng chạm với cuộc sống hằng ngày tâm trạng nảy lên bao nhiêu hình ảnh như lúc búa đập vào sắt trên đe. Người làm thơ lượm lặt những tia sáng ấy, kết thành một bó sáng. Đó là hình ảnh thơ” (Nguyễn Đình Thi)
“Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng” (Hoài Thanh)
“Nhà văn là người đi tìm, gắng đi tìm những hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn con người” (Nguyễn Minh Châu)
“Các ông muốn tiểu thuyết cứ là tiểu thuyết. Tôi và các nhà văn cùng chí hướng như tôi muốn tiểu thuyết là thực sự ở đời.” (Vũ Trọng Phụng)
“Người sáng tác là nhà văn và người tạo nên số phận cho tác phẩm là độc giả.” (M. Go-rơ-ki)
“Trước hết là các nghệ sĩ lớn, sau đó mới đến các nhà khoa học, họ xứng đáng hơn ai hết được hưởng sự kính trọng của con người.” (Einstein)
“Những gì tôi viết ra là những gì thương yêu nhất của tôi, những ước mong nhức nhối của tôi.” (Nguyên Hồng)
“Mỗi tác phẩm đều có ít nhiều nhà văn.” (Thạch Lam)
“Nghệ thuật đó là sự mô phỏng tự nhiên.” (Pu-skin)
“Đau đớn thay cho những kiếp sống muốn cất cánh bay cao nhưng lại bị cơm áo ghì sát đất…” (Sống mòn, Nam Cao)
“Điều quan trọng hơn hết trong sự nghiệp của những nhà văn vĩ đại ấy lại là cuộc sống, trường đại học chân chính của thiên tài. Họ đã biết đời sống xã hội của thời đại, đã cảm thấy sâu sắc mọi nỗi đau đớn của con người trong thời đại, đã rung động tận đáy tâm hồn với những nỗi lo âu, bực bội, tủi hổ và những ước mong tha thiết nhất của loài người. Đó chính là cái hơi thở, cái sức sống của những tác phẩm vĩ đại.” (Đặng Thai Mai)
“Người làm văn nhờ xúc cảm dồi dào, mà viết thành văn, thì người đọc cũng phải biết rẽ văn mà thâm nhập vào tình cảm” (Lưu Hiệp)
“ Có lẽ không ai phủ nhận rằng chúng ta viết là để được đọc. Một tác phẩm dường như lúc nào cũng chờ được đọc tới. Nó là lời kêu gọi gửi gắm tới mọi người như nỗi dở dang đang chờ để hoàn thành, như lỗ hổng đang chờ được lấp đầy”. (Huỳnh Phan Anh)
“Tác phẩm chân chính không kết thúc ở trang cuối cùng, không bao giờ hết khả năng kể chuyện. Khi câu chuyện về các nhân vật khác, tác phẩm nhập vào tâm hồn và ý thức bạn đọc, tiếp tục sống và hành động như một lực lượng nội tâm, như sự dằn vặt và ánh sáng của lương tâm không báo giờ tan tụ như thi ca của sự thật.” (Aimatop)
“Tác phẩm thực ra chỉ được tạo thành bởi những kí hiệu câm lặng, những ngôn ngữ chết, cho nên bản thân nó chưa có giá trị gì, nếu có cũng chỉ là đôi chút. Cái quan trọng là vai trò của người đọc. Chính bạn đọc sẽ tạo nên giá trị cho tác phẩm.” (Mosac)
“Cái bóng của độc giả đang cúi xuống sau lưng nhà văn khi nhà văn ngồi trước tờ giấy trắng. Nó có mặt ngay cả khi nhà văn không muốn thừa nhận sự có mặt đó. Chính độc giả đã ghi lên trên tờ giấy trắng cái dấu hiệu không thể tấy xóa được của mình”. (I.Laltich)
“Văn học là tiếng nói của các thời đại, là cuộc đối thoại chan chứa nghĩa tình giữa người với người”. (Nguyễn Khánh Toàn)
“Tiếp nhận văn học là quá trình người đọc hòa mình vào tác phẩm, rung động với nó, đắm chìm trong thế giới nghệ thuật được dựng lên bằng ngôn ngữ, lắng nghe tiếng nói của tác giả, thưởng thức cái hay, cái đẹp, tài nghệ của người nghệ sĩ sáng tạo. (SGK Ngữ Văn 12)
“Tác phẩm văn học giống như một con quay kì lạ, chỉ có thể xuất hiện trong vận động. Muốn làm cho nó xuất hiện cần phải có một hoạt động cụ thể được gọi là sự đọc. Và tác phẩm văn học có thể kéo dài chừng nào khi sự đọc còn có thể tiếp tục. Ngoài sự đọc ra nó chỉ còn là những vệt đen trên giấy trắng.” (J.Paul Sartre)
Nắm bắt kiến thức tổng quan về từng giai đoạn trong nền văn học Việt Nam, mở rộng tìm hiểu về nền văn học thế giới từ các quốc gia khác, đi sâu vào một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu.
Nắm bắt kiến thức tổng quan về từng giai đoạn trong nền văn học Việt Nam, mở rộng tìm hiểu về nền văn học thế giới từ các quốc gia khác, đi sâu vào một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu.
Lớp ôn vào Đội tuyển Quốc gia sẽ đồng hành với các bạn trong quá trình vận dụng tri thức đã có cũng như bồi đắp thêm kiến thức cho kỳ thi học sinh giỏi quốc gia.
Khóa học sẽ giúp các bạn được học từ cơ bản đến nâng cao các kiến thức như Nhà văn và quá trình sáng tạo, Đặc trưng thơ, truyện, chức năng văn học từ Văn học dân gian - trung đại - hiện đại…
Khóa học sẽ cung cấp trọn bộ các chuyên đề lý luận trọng tâm, kiến thức từ văn học sử, lý luận nâng cao đến kỹ năng làm bài như tư duy, diễn đạt, chiến lược trong phòng thi.
Lớp ôn vào Đội tuyển Quốc gia sẽ đồng hành với các bạn trong quá trình vận dụng tri thức đã có cũng như bồi đắp thêm kiến thức cho kỳ thi học sinh giỏi quốc gia.