
BÀI LÀM NLVH ĐẶC SẮC-“MỘT TÁC PHẨM VĂN HỌC CÓ GIÁ TRỊ VỪA LÀ CHỨNG TÍCH CỦA MỘT THỜI VỪA LÀ HIỆN THÂN CHO CHÂN LÝ GIẢN DỊ CỦA MỌI THỜI”.








BÀI LÀM NLVH ĐẶC SẮC-“MỘT TÁC PHẨM VĂN HỌC CÓ GIÁ TRỊ VỪA LÀ CHỨNG TÍCH CỦA MỘT THỜI VỪA LÀ HIỆN THÂN CHO CHÂN LÝ GIẢN DỊ CỦA MỌI THỜI”.

BÀI LÀM
Trong “Dệt thảm”, “bông hoa lan trong khu vườn nhà họ Chế” – Chế Lan Viên đã từng tâm niệm:
“Lật trái trang thơ may ra anh đọc dc trên kia đời tôi một ít
Thơ không phản ánh đời mình thì nó cũng phản ánh những mùa hoa”
Lang thang trên những nẻo đồi khác nhau của văn chương,liệu rằng đã bao giờ bạn tự hỏi,tại sao khúc”Đoạn trường tân thanh” của đại thi hào Nguyễn Du –“Truyện Kiều” dù dc viết vào khoảng đầu thế kỉ XIX,là tiếng long đau đến xót tận tâm can của một xh phong kiến tàn ác,bất công và chà đạp lên con người bằng đồng tiền – đã trôi qua hàng ngàn năm trong lịch sử,nhưng đến mãi về sau người đời vẫn còn phải trân trọng,thán phục?Tại sao”Chí Phèo”của Nam Cao hay “ Tắt đèn” của Ngô Tất Tố- viết về những tháng ngày bị chèn ép,áp bức trong quãng tgian “ một cổ hai tròng” tăm tối và nghèo nàn của dân tộc,mà dến nay ngta vẫn còn phải ngợi ca?Hay tại sao những bài thơ viết về kháng chiến,về chiến tranh đầy máu và nước mắt như” Đồng chí”(Chính Hữu),”Bài thơ về tdxkk”(Phạm Tiến Duật) vẫn khiến cho hàng triệu trái tim phải thổn thức trong thời bình?Rõ rang,văn chương mang trong mình cái sức mạnh vĩ đại và riêng biệt so với bất kỳ bộ môn,lĩnh vực nào khác,đó là có thể vượt qua quy luật băng hoại của tgian.Bởi một lẽ: “Một tác phẩm văn học có giá trị vừa là chứng tích của một thời,vừa là hiện than cho chân lý giản dị của mọi thời”.
Nói như Tố Hữu:”Cuộc đời là nơi xuất phát và cũng là nơi đi tới của văn học” hay Blanzac: “Văn học là thư ký trung thành của thời đại”,một tác phẩm bao giờ cũng mang trong mình dư vị của thời đại mà nó được sinh ra,cho dù là đó là thời đại đc vẽ nên bởi những gam màu tươi sang hay những vết than đen xì trong cái lò gạch cũ tối tăm,nghèo nàn mà bỏng rát.Văn chương không có quyền xa lạ hóa với con người,tách biệt với hiện thực,mà phải dung cảm là tấm gương đi nghênh ngang giữa thời đại,đón nhận hết thảy những biến động của thời đại ấy.Nhưng nếu người nghệ sĩ thực sự bê y nguyên hiện thực cuộc sống vào tác phẩm của mình,anh đã vi phạm vào quy luật muôn thuở của văn chương:”Văn chương sẽ chết nếu nó chỉ biết miêu tả”. Anh biết gì không,hỡi người nghệ sĩ?
“Cuối cùng văn chương cũng chính là nghề mộc.Anh đều làm việc với hiện thực-một vật liệu cứng như gỗ.”(Gabriel Garcia Maquez)
Nếu như” Truyện Kiều” chỉ là tiếng lòng của xã hội pk tàn nhẫn,”Tắt đèn” hay ‘Vợ nhặt” chỉ đơn giản cho người đời thấy cái sự khốn khổ cùng cực của số phận những người nông dân hiền lành chất phác,há còn gây được ấn tượng với hậu bối đến tận bây giờ?Người đọc chỉ đơn giản là dấy lên trong lòng nỗi thương xót,đồng cảm trc những sinh mệnh ấy chăng?Nhưng sự thương xót có giúp tác phẩm ấy vượt qua quy luật bang hoại của tgian không?Câu trả lời là không.Độc giả bị cuốn hút trước vẻ đẹp và tính cách của Thúy Kiều – một người con gái bị hàng nghìn sợi dây trói buộc trong xã hội phong kiến đầy cực đoan mà lại tài giỏi,”xăm xăm băng lối vườn khuya một mình” để gặp chàng Kim Trọng,trước một tác phẩm đề cao tình yêu tự do,ca ngợi những phẩm chất cao đẹp và khát vọng công lý cháy hừng hực đằng sau những con chữ bị” vắt “đến tả tơi,lên án cái ác và bảo vệ cho chính nghĩa,..Độc giả xúc động trước vẻ đẹp ấm áp của tình người,của tình yêu đôi lứa và tình cảm gia đình vượt lên trên miếng cơm manh áo trong”Vợ nhặt”,nhớ mãi không quên câu nói:”Ai cho tao lương thiện?” của Chí Phèo.Tất cả những tp ấy dù thời đại khác nhau,song chúng đều nói lên những chân lý mà trải qua tất cả gió bão biến động của lịch sử tàn khốc,vẫn đứng hiên ngang,sừng sững,như cây đại thụ hùng vĩ cho đến muôn đời…
Trên Trái đất,nhờ tình yêu thương của tia nắng,hạt mưa mà những mầm non đâm chồi nảy lộc,nhờ sự bao bọc của những loài cây” trưởng thành” khác mà những búp măng,nụ hồng mới có thể trổ bông rực rỡ để khoe sắc,khoe hương cho đất trời.Mọi vật đều bắt nguồn từ tình yêu thương.Vật đã thế,con người lại càng thế.Tình yêu thương cũng theo lẽ đó mà trở thành chất xúc tác,nguồn cảm hứng bất tận cho các nhà văn,nhà thơ,đặc biệt nhất là tình cảm gia đình. Một trong số đó là bài thơ” Bếp lửa” của nhà thơ Bằng Việt.
“Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi
Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi
Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh..”
Thế nhưng:
“Vẫn vững long,bà dặn cháu đinh ninh:
“Bố ở chiến khu,bố còn việc bố
Mày có viết thư chớ kể này kể nọ
Cứ bảo nhà vẫn dc bình yên”
Là một cậu bé sinh ra và lớn lên trong quãng tgian quân và dân ta kháng chiến chống Pháp,tác giả Bằng Việt đã chính mắt tận thấy và cảm nhận quãng thời gian tàn khốc,ác liệt,không chỉ”đói mòn đói mỏi”,mà còn là những trận đốt nhà,đốt làng sạch nhẵn của thực dân Pháp khi đặt chân đến mảnh đất quê hương của chúng ta – để rồi đem chúng đi vào thơ ông một cách tự nhiên.chân thực.Nhưng người đọc hầu như chẳng chú ý nhiều đến điều ấy.Người ta xúc động,bất ngờ bởi trước cảnh nhà bị đốt,làng cháy sạch nhẵn,có một người phụ nữ tuy tuổi đã không còn trẻ trung,minh mẫn nhưng vẫn gan dạ,vẫn dung cảm,vẫn bình tĩnh dặn cháu không được để cho người con đang công tác ở nơi xa biết để con yên tâm làm việc…Trong bài thơ”Bà mẹ Việt Nam”,Huỳnh Văn Nghệ đã từng viết lên trang giấy nhưng dòng đầy xúc động xen lẫn kính trọng:
“Mẹ Việt Nam tuổi bốn mươi thế kỷ
Gót Cà Mau đầu tận ải Nam Quan
Cửu Long Giang,buông dài làn sóng tóc
Dựa Trường Sơn,đứng gác Thái Bình Dương.”
(Bà mẹ Việt Nam – Huỳnh Văn Nghệ)
Không chỉ có người bà của tác giả tuổi đã xế chiều,tóc đã nhuộm màu mây mà vẫn quyết đồng long chống giặc đến hơi thở cuối cùng,cũng có rất nhiều người bà,người mẹ Việt Nam khác cống hiến cả cuộc đời mình cho đất nước.Họ không phải những người cầm súng ra trận,nhưng họ đã không ngần ngại dâng hiến cho quê hương những đứa con dứt ruột đẻ ra của mình,còn họ thì ở hậu phương chăm lo cho cháu chắt,cho những đứa con khác của những bà mẹ khác đến từ mọi miền ngược xuôi trên Tổ quốc:
“Mẹ cười xòa,nước mắt ứa trên mi:
“Đi đánh Mĩ,khi nào tau có giữ!
Súng đạn đó,ba lô còn treo đó,
Bộ mi chừ đeo đã vững hay chăng?
…Ôi mẹ già trên bản vắng xa xăm
Con đã đi rồi,mấy khi trở lại?
Dằng dặc Trường Sơn những mùa gió trái
Những mùa mưa bạc trắng cả cây rừng!”
(“Mẹ”)
Kết thúc bài thơ,Bằng Việt viết:
“Giờ cháu đã đi xa.Có ngọn khói trăm tàu
Có lửa tram nhà,niềm vui tram ngả
Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở:
-“Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?”
Sau này,Bằng Việt đã rời xa vòng tay của bà,rời ra quê hương để theo học ngành Luật tại Liên Xô xa xôi.Chính những năm tháng vất vả,đói khổ nhất bên bà trong quá khứ ấy,kỳ thực sau này lại chính là những năm tháng đẹp đẽ nhất,trở thành hành trang ,trở thành đôi cánh vững chắc nâng bước người cháu trai vào đời.
Đúng như nhận định:”Một tp văn học có giá trị vừa là chứng tích của một thời,vừa là hiện than cho chân lý giản dị của mọi thời”,bài thơ “ Bếp lửa” ra đời vào năm 1963 – giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống Mĩ,khắc họa hoàn cảnh của một thời kháng chiến đã từng rất gay gắt,cam go,ác liệt, nơi những người nông dân bầu bạn với đói khổ và sự tàn phá của giặc – một hoàn cảnh xa lạ đối với những độc giả bây giờ.Nhưng những triết lý,suy ngẫm đầy xúc động về tình cảm gia đình trong bài thơ vẫn chưa bao giờ hết làm thổn thức,làm xôn xao trái tim của độc giả mọi thời,đặc biệt là những người con đang sống xa nhà,xa quê hương…
“ Mười năm
Cháu dần lớn,nên người
Rất nhiều điều phải đi đến tận cùng.
Chỉ có lòng bà thương
Đi bao giờ hết được?”
(Đôi dòng tiễn đưa bà nội – Bằng Việt)
Ngược dòng thời gian trở về những năm 1946 – 1954,khi tiếng nổ súng giòn giã và tiếng pháo đạn của thực dân Pháp trải dài trên những con đường đất đỏ của Việt Nam,bài thơ “ Đồng chí” của nhà thơ Chính Hữu không chỉ là chứng tích của một thời hào hung lịch sử,mà còn là hiện than cho chân lý giản dị của mọi thời – Lòng yêu nước.
Trong “ Buổi học cuối cùng” của nhà văn Pháp An-phông-xơ Đô-đê,thầy Ha-men từng nói:”Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ,chừng nào họ vẫn giữ được tiếng nói của mình thì chẳng khác nào nắm được chìa khóa chốn lao tù.”Thế nhưng,đối với dân tộc Việt Nam ta,chúng ta không những giữ được tiếng nói của mình,văn hóa của mình,mà còn nguyện đem tất cả những gì thô sơ,nguyện đem tất cả xương máu ra để bảo vệ cho tiếng nói ấy,văn hóa ấy.Điều đó đã được khắc họa ngay trong những dòng thơ đầu của bài thơ:
“Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau
Sung bên súng,đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ
Đồng chí!”
Tổ quốc ta,có ai ngay từ đầu đã là những chiến sĩ?Họ đều là những người nông dân hiền lành,chất phác,đến từ những vùng miền khác nhau,quanh năm chỉ biết làm việc đồng áng.Nhưng khi Tổ quốc gọi tên,những ng nông dân ấy – đã khoác lên vai màu xanh áo lính lên đường cứu nước.Cũng chính điểm giống nhau trong chí hướng,lý tưởng sống đã thu hẹp khoảng cách xa lạ giữa họ trong hàng ngũ quân đội,khiến họ trở thành “ Đồng chí!”
Không chỉ có trái tim đập chung một nhịp khi đều đồng lòng hướng về mặt trời cách mạng,những người chiến sĩ còn giống nhau về cả hoàn cảnh.Họ đều xuất than từ những vùng nghèo khó,vùng chiêm trũng khó cày cuốc,khó làm ăn;đều bỏ lại tất cả những gì than thuộc nhất để xông pha vào chiến trường gian khổ -nơi sự sống và cái chết chỉ cách nhau trong gang tấc.Sự lựa chọn của họ có lẽ cũng giống như chàng trai phơi phới như nắng hạ trong “ Từ ấy “của Tố Hữu:
“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lý chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim”
Chàng trai Tố Hữu năm mười tám tuổi đã giác ngộ lý tưởng của cách mạng và trở thành một đảng viên.Cũng giống như Tố Hữu,những anhnông dân của Chính Hữu đều chọn bỏ lại giếng nước,gốc đa,sân đình,mẹ già,…nơi làng quê”Ruộng nương anh gửi bạn than cày/Gian nhà không mặc kệ gió lung lay”-trở thành một người chiến sĩ vào ra cửa tử.Bởi lẽ các anhđều hiểu rằng,ngay lúc này đây,quê hương đang cần các anh đứng lên từ bùn đất mà chiến đấu.Bởi lẽ các anh hiểu rằng,ngay lúc này đây:
“Từng giọt máu trong người con đập khẽ
Máu bây giờ đâu có của riêng con?”
(Mẹ – Bằng VIệt)
Tuy thế,nhưng vào giai đoạn kháng chiến chống Pháp,chúng ta vẫn còn rất khó khăn trong việc trang bị vũ trang cho quân lính.Ngòi bút của Chính Hữu đã khắc họa rất chân thực hình ảnh bộ đội ta – những người lính cụ Hồ vừa phải chống giặc,lại vừa chống bệnh tật,vừa chống đói,vừa chống rét trong sự thiếu thốn vật chất đủ bề của cuộc chiến:
“Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người,vầng trán ướt mồ hôi
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay
Đêm nay rừng hoang sương muối…”
Một thời như thế ấy!Một thời mà bộ đội ta phải lăn lộn,chống chọi dưới những doanh trại lá trong rừng với những cơn sốt rét triền mien mà có lẽ họ sẽ chẳng bao giờ quên được.Một thời mà bộ đội ta – đứng giữa cái nền mênh mông lạnh lẽo đến thấu xương của rừng hoang sương muối,mặc những chiếc áo rách vai,mặc những chiếc quần vá đi vá lại.Nhưng cũng trong thời khắc ấy mà chính các anh đã gạt qua hết thảy những thiếu thốn vật chất tầm thường qua một bên,nở nụ cười động viên nhau trong khi bản thân còn đang cực nhọc,trong khi đứng trên nền đất đá gai góc,gồ ghề của rừng mà”chân không giày.”
Tôi lại nghe văng vẳng bên tai những lời thơ đầy hào hung mà nhà thơ Tố Hữu viết trong bài “Hoan hô chiến sĩ Điện Biên”:
“Hoan hô chiến sĩ Điện Biên
Chiến sĩ anh hung
Năm mươi sáu ngày đêm khoét núi,ngủ hầm,mưa dầm,cơm vắt
Máu trộn bùn non
Gan không núng
Chí không mòn!”
(Hoan hô chiến sĩ Điện Biên – Tố Hữu)
Cho dù là trận Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu hay cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đi vào lịch sử,những người chiến sĩ của dân tộc đều phải chịu muôn vàn gian lao,đương đầu với hàng ngàn khó khan mới có được.Trong hai cuộc kháng chiến trường kỳ,thế hệ cha ông ta phải đối mặt với nhiều gian khổ,nhưng các anh chưa bao giờ bỏ cuộc.Ngày nào ngọn lửa của tình yêu nước vẫn còn thấm nhuần trong dòng máu Lạc Hồng của dân tộc Việt Nam, ngày đó chúng ta quyết đánh đổi bằng tất cả những gì chúng ta có!
Trải qua hàng nghìn năm,những trang sách chứa đựng dấu ấn của một thời chiến đấu anh dũng đã ngả màu vàng ố,những di tích có thể đã mờ nhạt dần,nhưng trong văn chương thì thời kỳ ấy mãi mãi bất diệt.Bởi lẽ,bài thơ “ Đồng chí” của Chính Hữu vừa là chứng tích của một thời – một thời kỳ đã qua nhưng chưa bao giờ hết tự hào của những đứa con Âu Cơ,vừa là hiện thân cho chân lý giản dị của mọi thời: lòng yêu nước,đồng thời nhắc nhở các thế hệ sau về công lao của những người đi trước.
“Một ngày
Khi con nếm trên môi
Con sẽ thấy máu mình vị mặn
Bởi trong máu luôn có phần nước mắt
Ta hiểu căm thù,ta biết yêu thương.
Con sinh ra rạng rỡ một huyết cầu
Của đất nước bốn nghìn năm không nghỉ
Để điều này lớn lên con hiểu
Đến bây giờ,ba phải kể cùng con!”
(Những huyết cầu Tổ quốc – Đinh Vũ Hoàng Nguyên)
Nhưng để có một tác phẩm thành công,theo M.Gorki,không chỉ ở người sinh thành mà còn ở người tiếp nhận:”Người sang tác là nhà văn và người tạo nên số phận cho tác phẩm là độc giả.”Bản thân người đọc trước khi chạm vào trang viết,cần phải chuẩn bị cho mình tâm thế đón nhận và tầm đón nhận nhất định,ngoài ra cần đặt trái tim của mình vào trang giấy đã,có thế mới hiểu dc hết nội dung và tư tưởng của tác phẩm.Nếu không,một trang văn hay đến đâu cũng chỉ hóa một văn bản vô nghĩa.
Người đọc phải sống cùng nhà văn,sống cùng tác phẩm,có một tâm hồn rộng mở và sẵn sang đồng sang tạo với người nghệ sĩ,bởi:”Khi một tp kết thúc,cuộc sống của nó mới thực sự bắt đầu.”
Và thi sĩ ơi,dù theo ngả nào,có lẽ anh cũng nên tâm niệm về giá trị của một tác phẩm văn học đích thực.Tác phẩm của anh ra đời ở thời đại anh sống,nhưng nó phải sống cùng tất cả các thời đại trên đời.Bạn hỏi vì sao văn chương có thể vượt qua quy luật bang hoại của thời gian ư?Đó là bởi vì:”Một tác phẩm văn học có giá trị vừa là chứng tích của một thời,vừa là hiện thân cho chân lý giản dị của mọi thời.”
Hãy cho biết trải nghiệm của bạn với nội dung trên
Danh sách đánh giá (0 đánh giá)