
CÁCH HỌC SINH GIỎI VĂN NÓI VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA VĂN HỌC VÀ CUỘC SỐNG








CÁCH HỌC SINH GIỎI VĂN NÓI VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA VĂN HỌC VÀ CUỘC SỐNG


ĐOẠN 1:
Hiện thực cuộc sống là nguyên nhân, là điểm xuất phát của văn chương.
Cuộc sống là điểm khởi nguồn cảm hứng bất tận cho các thi nhân, hiện thực cuộc sống là cái có trước, tác động mạnh mẽ tới người nghệ sĩ từ đó khơi dậy cảm xúc mãnh liệt trào dâng và khi ấy, thơ ca ra đời. Chính tính hiện thực đã làm nên gam màu riêng và sức sống lâu bền cho tác phẩm. Người nghệ sĩ muốn có cảm hứng sáng tác phải mở hơn ra đón lấy những vang động của đời, phải “sống đã rồi hãy viết”, hoà mình vào cuộc sống rộng lớn của nhân dân, sống sâu với đời. Anh phải trải nghiệm, phải mắt tận thấy, tai tận nghe, phát hiện và thu thập những tư liệu, những nguồn sống thực tế. Và chính bằng sức sáng tạo riêng, tác phẩm mới được ra đời.
ĐOẠN 2:
Nếu không bám rễ vào cuộc sống, cây thơ ca sẽ không thể này mầm đơm hoa thơm, kết trái ngọt, dù có sinh ra thì cũng èo uột, héo úa và chết yểu.
Thơ ca nghệ thuật là điều kì diệu bậc nhất của trí tưởng tượng. Song, tưởng tượng không phải sản phẩm chủ quan của tác giả, những hình ảnh tưởng tượng trong thơ dù có mới mẻ độc đáo đến đâu cũng vào phải gắn với hiện thực cuộc sống. “Thơ trước hết là cuộc đời, sau mới là nghệ thuật.” (Belinsky từng khẳng định). Thơ phải gắn với hiện thực cuộc sống bởi vậy nếu muốn hiểu thơ, cảm thọ ngoài vốn hiểu biết về thơ ca nghệ thuật, độc giả phải có vốn sống thực tế.
ĐOẠN 3:
Thực tế đời sống là nguyên nhân, là điểm xuất phát và cũng là nội dung chủ yếu của thơ ca.
Vì văn học bắt nguồn từ hiện thực cuộc sống nên bao giờ cũng mang bóng hình của cuộc sống, là một mảnh đời, một bức tranh hay một tâm trạng. Tất cả đều từ cuộc sống mà ra. Trong từng tác phẩm ẩn chứa nhiều hình ảnh của thực tế cuộc sống. Đó có thể là hiện thực của một mảnh đất, một vùng miền, một dân tộc trong một thời kì, một giai đoạn nào đó. Nó còn là hiện thực của một người, một kiếp người hay hiện thực tâm trạng. Nhưng thơ ca không phải là sự sao chép nguyên si mà luôn mang theo trong mình một nguồn sáng mới mẻ.
Thông tin lớp Đọc hiểu – NLXH và PPPT: https://forms.gle/yTbJw8z4ZUGyFrRf7
Hãy cho biết trải nghiệm của bạn với nội dung trên
Danh sách đánh giá (0 đánh giá)