
CÁCH LÀM GIÀU DẪN CHỨNG NLXH.








CÁCH LÀM GIÀU DẪN CHỨNG NLXH.


Ắt hẳn, ai từng học văn, viết văn cũng từng một lần bí dẫn chứng, không biết sử dụng nguồn nào để bài viết chính xác, hấp dẫn. Mình cũng đã từng loay hoay trong cách đọc, trong cách ghi chép các dẫn chứng đó. Hôm nay mình sẽ chia sẻ với các bạn một số kinh nghiệm xương máu mình đúc rút trong suốt quá trình học tập
Điều quan trọng phải nhắc đi nhắc lại, dẫn chứng hay và đa dạng khiến bài trở nên nổi bật hơn rất nhiều, vì bài viết ăn nhau ở nguồn dẫn chứng, thể hiện sự tìm tòi, tích lũy của người viết chứ sao!
Bài học 1: Ghi chép dẫn chứng theo từng đề mục
Thay vì có một sổ tay ghi chung tất cả dẫn chứng, hãy phân thành các chủ đề riêng, thậm chí một người có thể được viết ở nhiều chủ đề. Một bí quyết của việc nhớ lâu là tư duy luôn trong quá trình học
Ví dụ, các bạn phân ra thành các chủ đề: Lòng yêu nước, lòng dũng cảm, khiêm tốn, trung thực, thành công, … sau đó tìm các dẫn chứng để lấp đầy các trang trắng trong sổ
Bài học 2: Dẫn chứng không chỉ là nhân vật
Nhiều bạn nhầm tưởng, dẫn chứng chỉ cần nêu gương một người xuất sắc là đủ, song điều này sẽ khiến bài viết khó để lại ấn tượng thực sự. Đúng là an toàn đấy, nhưng an toàn đến mức buồn chán thì cần suy nghĩ lại!
Ví dụ: Các bạn có thể sưu tầm thêm
Dẫn chứng số liệu: Theo Báo cáo tổng quan toàn cầu The Digital 2021, một người trong độ tuổi 16 đến 64dành trung bình 6 giờ 54 phút trong ngày để sử dụng Internet. Phải chăng, không gian ảo đang ngày càng khiến chúng ta trở nên xa cách trong thế giới thực?
Dẫn chứng từ tâm lý: Thí nghiệm kẹo Marshmallow: – Nhóm nghiên cứu theo dõi từng đứa trẻ thêm 40 năm và hết lần này đến lần khác, nhóm trẻ em kiên nhẫn đợi chiếc kẹo thứ hai liên tiếp thành công trong mọi lĩnh vực mà chúng thử sức sau này. Chuỗi các thí nghiệm trên chứng minh rằng khả năng trì hoãn sự thoả mãn rất cần thiết để đạt được thành công
Tương tự như vậy:
Dẫn chứng từ các học thuyết nổi tiếng
Dẫn chứng từ văn hóa
Dẫn chứng từ tự nhiên
Dẫn chứng từ lịch sử
Dẫn chứng từ nghệ thuật
……
Bài học 3: Ứng dụng hàng ngày để nhớ lâu
Các cụ bảo “Có làm mới có ăn”, trong văn cũng thế thôi “Có luyện mới có nhớ”, Luyện viết và đọc dẫn chứng hàng ngày mới giúp mình nhớ lâu. Mỗi ngày, mình sẽ tự tìm một đề và tư duy về việc sẽ sử dụng dẫn chứng nào
Ví dụ: Đề “Thà làm một bông hoa sen nở khi thấy mặt trời rồi mất hết tinh nhụy còn hơn giữ nguyên hình nụ búp trong sương lạnh vĩnh cửu của mùa đông” (Tagore) sẽ sử dụng những dẫn chứng gì.
Với phương pháp ghi chép và học tập như vậy, mình đã nhảy số dẫn chứng rất nhanh, bài viết cũng đa dạng hơn, sâu sắc hơn và dĩ nhiên tự tin hơn rất nhiều vào phần viết của mình.
Lớp Đọc hiểu – NLXH và Phương pháp phân tích tác phẩm dành cho chương trình mới: https://forms.gle/yTbJw8z4ZUGyFrRf7
Hãy cho biết trải nghiệm của bạn với nội dung trên
Danh sách đánh giá (0 đánh giá)