
CÁCH PHÂN TÍCH CHUNG CHO MỌI TÁC PHẨM VĂN HỌC








CÁCH PHÂN TÍCH CHUNG CHO MỌI TÁC PHẨM VĂN HỌC


Kiến thức về tác giả
Trước khi phân tích sâu các vấn đề của một tác phẩm thì, chúng ta cần phải liệt kê một số thông tin khái quát có liên quan đến tác phẩm, đặc biệt là tác giả. Tác giả không chỉ đóng vai trò là người sáng tác mà qua cách hiểu biết về phong cách, xu hướng viết của họ, ta có thể dễ dàng đánh giá một tác phẩm văn học hơn
Ví dụ: Nhà văn Nam Cao đặc biệt nổi bật chuyên viết về chủ đề người nông dân và người trí thức tiểu tư sản nghèo với phong cách đi sâu vào thế giới nội tâm, tinh thần của nhân vật cùng phương pháp độc thoại nội tâm đầy khéo léo.
Với đặc trưng ấy, ta có thể dễ dàng áp dụng để phân tích tác phẩm của ông xoay quanh các khía cạnh về nội tâm nhân vật, hoàn cảnh nhân vật, lời thoại, độc thoại nội tâm,…
Các tác phẩm có cùng nội dung, chủ đề
Liên hệ mở rộng là một phần không thể thiếu giúp các bạn học sinh có thể đạt được điểm cao trong các bài văn. Liên hệ mở rộng có rất nhiều cách song đơn giản nhất chính là liên hệ với các tác phẩm có cùng chủ đề.
Ví dụ: Với các tác phẩm chủ đề về quê hương, đất nước ta có thể “tủ” cho mình một đoạn thơ, bài thơ như:
“Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre
Tâm hồn tôi là 1 buổi trưa hè
Tỏa nắng xuống dòng sông lấp loáng”
(Nhớ con sông quê hương – Tế Hanh)
Hay:
“Sáng mát trong như sáng năm xưa
Gió thổi mùa thu hương cốm mới
Tôi nhớ những ngày thu đã xa
Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội
Những phố dài xao xác hơi may
Người ra đi đầu không ngoảnh lại
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy.”
(Đất nước – Nguyễn Đình Thi)
Các biện pháp nghệ thuật
Phân tích một tác phẩm văn học không chỉ đơn thuần là sự mô phỏng, giải nghĩa về mặt nội dung mà nó còn là sự khai thác về mặt nghệ thuật. Các biện pháp tu từ như so sánh, nhân hóa, ẩn dụ,… thường được các nhà văn đưa vào bài viết của mình một cách khéo léo như cách để truyền tải thông điệp một cách sâu sắc hơn. Chính vì thế mà việc nhận biết và phân tích các biện pháp tu từ là một kĩ năng vô cùng cần thiết khi bắt đầu phân tích một tác phẩm văn học.
Ví dụ: “Con Sông Đà tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng Hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân.” (Người lái đò sông Đà – Nguyễn Tuân)
Đoạn trích trên đã sử dụng biện pháp tu từ so sánh, ví Sông Đà “như một áng tóc trữ tình”, làm nổi bật lên vẻ đẹp đầy nên thơ của dòng sông. Đồng thời giúp độc giả dễ hình dung và có những liên tưởng đặc sắc với sự vật, song cũng làm cách diễn đạt trở nên mềm mại, thanh thoát hơn, tránh bị nhàm chán.
Phân tích một tác phẩm văn học không phải là quá khó song chúng ta cần có những kiến thức nền tảng và kỹ năng để có thể dễ dàng xử lý được các dạng đề mới, đặc biệt là với chương trình mới hiện nay. Vì thế hãy trang bị cho mình những bài học thật vững chắc để có thể làm tốt phần này.
Tham khảo thêm tại lớp Phương pháp phân tích tác phẩm nhà Rubik: https://forms.gle/xu9iidcfdQafwTYi9
Hãy cho biết trải nghiệm của bạn với nội dung trên
Danh sách đánh giá (0 đánh giá)