CÁCH VIẾT KẾT BÀI NGHỊ LUẬN VĂN HỌC ẤN TƯỢNG.

CÁCH VIẾT KẾT BÀI NGHỊ LUẬN VĂN HỌC ẤN TƯỢNG.

Rubik BTV
18/12/2024

Kết bài có vai trò như thế nào

Như chúng ta đã biết có rất  nhiều yếu tố để làm nên một bài văn hay, thế nhưng người ta thường chú trọng phần nội dung (thân bài) mà quên đi rằng mở bài và kết bài cũng quan trọng không kém. Nếu như mở bài đánh dấu bước khởi đầu trong quá trình trình bày vấn đề nghị luận thì kết bài là phần kết thúc bài viết, vì vậy, nó tổng kết, thâu tóm lại vấn đề đã được đặt ra ở mở bài và phát triển ở thân bài, đồng thời mở ra hướng suy nghĩ mới, tình cảm mới cho người đọc. Phần này góp phần tạo tính hoàn chỉnh, trọn vẹn cho bài văn.Vậy làm thế nào để viết được kết bài một cách hay và ấn tượng cùng Rubik Văn chương tìm hiểu nhé!

Yêu cầu của một kết bài hay

Chỉ nêu lên những ý khái quát, không được lan man, dài dòng. Một kết bài thành công không chỉ là nhiệm vụ “gói lại” mà còn phải “mở ra” trong tâm trí người đọc những tình cảm , cảm xúc mới mẻ. 

Tóm gọn vấn đề nghị luận nhưng phải tránh sự lặp lại những ý đã triển khai trong phần thân bài 

Một số phương pháp viết kết bài 

Kết bài theo kiểu truyền thống :

Khẳng định lại vấn đề nghị luận 

Đánh giá thành công của tác giả

Nâng cao quan điểm bằng những bài học đúc kết từ vấn đề nghị luận

Ví dụ :

Đọc bài thơ  “Tây Tiến”của Quang Dũng, cái ta cảm nhận được không chỉ là vẻ đẹp hào hùng,sự hy sinh bi tráng của người lính Tây Tiến mà còn là vẻ đẹp hùng vĩ, hiểm trở, hoang sơ nhưng cũng rất nên thơ , trữ tình của thiên nhiên Tây Bắc Tất cả hiện lên thật rõ nét trong nỗi nhớ nhung da diết của nhân vật trữ tình. Có thể nói, với bài thơ này, Quang Dũng đã rất thành công khi xây dựng bức tượng đài bất hủ về người lính trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp vô cùng oanh liệt của dân tộc . Bom đạn chiến tranh đã qua đi, lịch sử dân tộc cũng đã bước sang trang mới, có những người ở lại và cũng có những người đã ngã xuống nhưng họ vẫn sống mãi trong lòng mỗi người dân Việt Nam. Đúng như những vần thơ mà Giang Nam từng viết trong “ Bài thơ ấy”:

“Tây Tiến biên cương mờ khói lửa

Quân đi lớp lớp động cây rừng

Và bài thơ ấy, con người ấy

Vẫn sống muôn đời với núi sông”

Kết bài theo kiểu nâng cao :

Sử dụng lí luận văn học cho phần kết bài để kết bài trở nên sâu sắc , tăng tính khoa học và thuyết phục hơn

Lưu ý : không nên đưa ra những vấn đề lí luận quá sâu dễ dẫn đến sa đà, kết bài bị lạc đề , không cô đọng.

Ví dụ:

Nhà văn Pháp Ana-tôn-Prăng-xơ từng nói:” Đọc một câu thơ nghĩa là ta gặp gỡ tâm hồn con người.”. Quả thật vậy, ẩn giấu đằng sau những con chữ bé nhỏ bao giờ cũng là một nhân cách cao đẹp.Khép lại những trang văn/trang thơ ấy, bạn đọc không khỏi bồi hồi xúc động khi nhớ về tác phẩm A .Tác giả B đã gieo vào lòng chúng ta bao cảm xúc dạt dào không chỉ cho hôm nay mà còn mãi mai sau về (vấn đề nghị luận/ nội dung tác phẩm ). Chính vì lẽ đó đã góp phần tạo nên sự thành công và sức sống bất diệt giúp cho tác phẩm A nằm ngoài sự băng hoại của thời gian để sáng ngời cho đến tận hôm nay và mai sau.

“ Có những phút ngã lòng 

Tôi vịn câu thơ mà đứng dậy “

                               ( Phùng Quán )

Dẫu thời gian cứ trôi chảy không ngừng , cuộc sống con người ngày càng có nhiều biến động thì văn chương vẫn vậy , vẫn đồng hành và nâng đỡ tâm hồn con người . Tác phẩm “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính “ của Phạm Tiến Duật là một minh chứng điển hình cho điều đó . Áng thơ đã cho ta thấy được bức tranh về những người lính khí phách hiên ngang , vừa đáng yêu lại vừa đáng nể đang lái những chiếc xe chi viện băng băng tiến về miền Nam ruột thịt. Chính niềm lạc quan ấy đã chắp cánh cho biết bao hồn thơ vượt lên khó khăn, gian khổ của cuộc chiến. Qua đó giúp chúng ta – những thế hệ trẻ tương lai của đất nước cần phải biết quý trọng cuộc sống hoà bình ngày hôm nay , không ngừng học tập nỗ lực để góp phần xây dựng Tổ quốc ngày càng giàu đẹp.

KHOÁ HỌC LIÊN QUAN

Khoá Meeting: Lớp học Văn 9 vào 10 [Trọn bộ]

Khóa học sẽ cung cấp trọn bộ kiến thức từ văn bản trọng tâm, văn học sử, lý luận nâng cao đến kỹ năng làm bài như tư duy, diễn đạt, kết cấu bài văn, chiến lược trong phòng thi.
3.000.000 
Xem chi tiết

Khoá Meeting: Lớp Lý luận văn học Dành cho THPT

Khóa học sẽ cung cấp trọn bộ các chuyên đề lý luận trọng tâm, kiến thức từ văn học sử, lý luận nâng cao đến kỹ năng làm bài như tư duy, diễn đạt, chiến lược trong phòng thi.
1.500.000 
Ngày bắt đầu: 18/01/2024
Giờ học: 120 phút/ 1 buổi
Số Video: 24 buổi
Xem chi tiết

Khoá Meeting: Lớp Phương pháp phân tích tác phẩm

Khóa học sẽ hướng dẫn các bạn cách phân tích, khai thác, cảm nhận tác phẩm bất kì từ cổ điển đến hiện đại, từ trong nước đến quốc tế, từ phương Đông đến phương Tây dựa trên các tiêu chí đánh giá nội dung, nghệ thuật, văn học sử, đặc trưng thể loại, phong cách tác giả, đối sánh với các tác phẩm khác.
1.300.000 
Ngày bắt đầu: 25/02/2024
Giờ học: 120 phút
Số Video: 24 buổi
Xem chi tiết

Khoá Meeting: Lớp Phương pháp phân tích tác phẩm – Đọc hiểu và Nghị luận xã hội [Trọn bộ]

Khóa học sẽ hướng dẫn các bạn cách làm các dạng bài đọc hiểu đa dạng ngữ liệu, cách viết đoạn nghị luận xã hội 200 chữ, bài nghị luận xã hội 600 chữ theo chuẩn chương trình mới cùng cách phân tích, khai thác, cảm nhận tác phẩm bất kì từ cổ điển đến hiện đại, từ trong nước đến quốc tế.
2.600.000 
Ngày bắt đầu: 25/02/2024
Giờ học: 120 phút
Số Video: 24 buổi
Xem chi tiết

Khoá Meeting: Lớp Văn 12 thi THPTQG [Giai đoạn 3: Ôn tập chuyên sâu]

Nắm chắc kiến thức là điều kiện cơ bản để làm tốt bài thi. Tuy nhiên, chỉ dừng lại ở đó là chưa đủ. Biết cách khai thác, xử lý các câu hỏi phụ, vận dụng kiến thức lý luận, văn học sử, triển khai các câu hỏi phụ sẽ là điểm cộng giúp bài viết trở nên nổi bật hơn.
800.000 
Xem chi tiết

Hãy cho biết trải nghiệm của bạn với nội dung trên

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Danh sách đánh giá (0 đánh giá)