
CÁCH VIẾT MỞ BÀI – KẾT BÀI ĐẦU CUỐI TƯƠNG ỨNG








CÁCH VIẾT MỞ BÀI – KẾT BÀI ĐẦU CUỐI TƯƠNG ỨNG


MỞ BÀI 1:
Đôi mắt – nếu đôi mắt của những đứa trẻ nhìn đời bằng sự trong trẻo, ngây thơ thì đôi mắt của những bậc cha mẹ lại chìm đắm trong tình yêu thương, hi sinh vô điều kiện với con cái, thế nhưng với người nghệ sĩ thì trong chúng lại ẩn chứa những nỗi niềm sâu lắng về mọi chuyện của muôn đời. Đôi mắt của nhà văn là thế, chúng không chỉ là một đôi mắt bình thường mà đó là điểm xuất phát của những áng văn, là nguồn cơn của mọi con chữ. Những gì anh ta nhìn thấy qua lăng kính của mình không đơn thuần chỉ là sự việc vô tri vô giác mà trong chúng đều có những thứ cảm xúc, đều có những giá trị sâu sắc đến vô ngần. Có chăng đôi mắt của TÁC GIẢ B đã mở ra một thế giới mới để TÁC PHẨM A được ra đời….
KẾT BÀI 1:
Người ta vẫn thường hay nói “đôi mắt là cửa sổ tâm hồn”, thế nhưng với người nghệ sĩ thì đó không chỉ là tâm hồn mà còn là điểm xuất phát, là công cụ để hành nghề, cái nghề phu chữ đầy gian lao. Đôi mắt của TÁC GIẢ B hiện lên với …. (giá trị nội dung và nghệ thuật).
Để từ đó trang sách khép lại nhưng lòng người vẫn mãi rung động về một tâm hồn, một ánh mắt nhân đạo và tình tê sâu sắc.
MỞ BÀI 2:
Tựa như đại dương vô tận – nơi mà làn nước xanh biếc được ví như “tấm vải lụa bồng bềnh”, nơi của những con sóng đang thì nhau ôm ấp, vỗ về và là nơi của những sinh vật đang ngày ngày sinh sôi, phát triển. Vâng, đại dương ấy có lẽ tựa như cuộc sống đa màu đa sắc ở thế giới văn chương nghệ thuật, chúng mang trong mình một vẻ ngoài hào hoa, xinh đẹp và một nội tâm sâu sắc đến rung động. Có chăng nghệ thuật nào cũng mang trong mình cái “đại dương” ấy và (TÁC PHẨM A) cũng không ngoại lệ trước đặc trưng của nó….
KẾT BÀI 2:
Khép lại những trang văn đầy hữu tình, TÁC PHẨM A đã đến bên đời và để lại cho đời, cho đời sống văn chương một “đại dương” vô cùng phong phú, trong lành. “Đại dương” ấy là tổng hợp vẻ đẹp của …. (về nội dung) lẫn…. (về hình thức). Những làn sóng của đại dương ấy đã đánh thức chúng ta, mang lại cho độc giả những trải nghiệm sâu sắc trong bài học đắt giá mà tác phẩm đã mang lại….
MỞ BÀI 3:
Nhà thơ Duy Phi đã từng nặng lòng mà tâm sự về hành trình sáng tác của mình, ông ví việc làm thơ như “đi theo vết con lửa” và mình là “già lửa ưa nặng”. Suy cho cùng, đây có lẽ cũng chính là đặc điểm chung của các nhà văn, nhà thơ trên con đường tìm kiếm nghệ thuật. Duy Phi không chỉ nói lên tiếng lòng của ông mà còn nói thay cho các đồng nghiệp, cộng sự của mình. Và có chăng một trong số cộng sự ấy là TÁC GIẢ B, ông đã sáng tác nên TÁC PHẨM A…..
KẾT BÀI 3:
Lời tâm sự của nhà thơ Duy Phi có lẽ chính là tiếng lòng của những kẻ đang ngày đêm hành nghề phu chữ bởi hành trình của anh ta là “đi theo vết con lửa”, là gắng sức tạo nên những con chữ “vượt khả năng”. Thế nhưng chính những người nghệ sĩ bán mình cho nghề ấy mà người đọc mới có những trang văn ngày hôm nay. TÁC GIẢ B đã để lại cho đời một áng văn sâu sắc, thấm trọn cảm xúc qua đôi chữ trong TÁC PHẨM A….
Thông tin lớp cấp tốc THPTQG: https://forms.gle/8tN3K5cAAiGY6CXu9
Hãy cho biết trải nghiệm của bạn với nội dung trên
Danh sách đánh giá (0 đánh giá)