CUỘC ĐỜI VÀ NỘI DUNG TRONG THƠ CỦA HỒ XUÂN HƯƠNG

CUỘC ĐỜI VÀ NỘI DUNG TRONG THƠ CỦA HỒ XUÂN HƯƠNG

Rubik BTV
05/04/2025

Nhà thơ nữ Hồ Xuân Hương (1772 – 1822) được giới nghiên cứu văn học mệnh danh là “bà chúa thơ Nôm”, “một nhà thơ kiệt xuất, một tài năng văn học độc đáo” có một không hai trong lịch sử văn học Việt Nam. Bà không chỉ được đánh giá cao ở trong nước mà còn được sự đánh giá cao trên văn đàn thế giới. R.Tago trước kia, và gần đây nhà thơ Pháp có tên tuổi ở châu Âu – Jăng Rixtal – trong bài Tựa bản dịch thơ Hồ Xuân Hương sang tiếng Pháp, đã coi Hồ Xuân Hương là “một trong những tên tuổi lớn của văn học Việt Nam và không chút nghi ngờ, là một trong những nữ sĩ hàng đầu của châu Á”. Nhưng về đời bà còn rất nhiều tranh luận, những phát hiện, tìm tòi mới về tiểu sử, thân thế, thời đại, tác phẩm của bà cùng với bao nhiêu vấn đề tranh luận khác xung quanh hiện tượng xã hội văn học dân tộc độc đáo này sẽ mãi còn tiếp tục.

Thiên tài, kỳ nữ, hay nói giản dị hơn: Danh tài độc đáo Hồ Xuân Hương, tên tuổi kỳ diệu ấy vượt qua mọi cuộc tranh luận xưa nay .

Hồ Xuân Hương xuất hiện giữa làng văn học Việt Nam ở Thế kỷ XVII như một hiện tượng lạ. Cái lạ trong phong cách của bà khác hẳn với hình thể trào lưu văn học lúc bấy giờ, mà có lẽ ít có nghệ sĩ nào có được. Thơ Xuân Hương dí dỏm,hài hước đến thô tục xong lại thâm thuý đến lạ thường.

Người đọc thường nói đến Xuân Hương với những chùm thơ viết về người phụ nữ đầy lênh đênh và sóng gió, với những trăn trở và bế tắc về cuộc đời: tình duyên, hạnh phúc, lứa đôi.Cái hay mà Xuân Hương tạo ra chính là đã đem lại sự đồng cảm với những người phụ nữ tài hoa nhưng bạc mệnh, phải chăng bằng chính cuộc đời ngang trái và dở dang của mình mà Xuân Hương đã viết nên những vần thơ như quằn quại, than thở về thân phận của mình nói riêng và hình ảnh người phụ nữ trong xã hội Phong Kiến điêu tàn nói chung.

Nội dung thơ Hồ Xuân Hương

Giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII- nửa đầu thế kỷ XIX ở nước ta do những điều kiện xã hội đặc biệt mà trong văn học nước ta đã hình thành một trào lưu nhân đạo chủ nghĩa, trong trào lưu văn học này lần đầu tiên người phụ nữ được đề cập đến một cách phổ biến trong nhiều tác phẩm của nhiều tác giả: Đặng Trần Côn có người chinh phụ trong Chinh phụ ngâm ; Nguyễn gia Thiều có người cung nữ trong Cung oán ngâm khúc; Nguyễn Du có Thuý Kiều trong truyện Kiều; trong những truyện Nôm của những nhà thơ khác nhau như Hoa Tiên, Sơ kính tân trang, Phan Trần cũng có một loạt những cô gái như Dao Tiên, Quỳnh Thư, Trần Kiều Liên.Nói chung văn học trong thời kì phong kiến ở một đất nước chịu sự chi phối nặng nề của Tông Nho mà lại viết về phụ nữ , không phải phụ nữ công, dung ,ngôn, hạnh, Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu. mà là những phụ nữ trẻ đẹp, xao xuyến , rạo rực trước một tình yêu say đắm kể như thế cũng đã là mới mẻ, đã là táo bạo. Chắc chắn nếu xã hội không có nhưng yếu tố mới, nếu chủ nghĩa nhân đạo không trở thành một trào lưu, sẽ không thể có một sự thể hiện như thế. Nhưng điểm lại những nhân vật phụ nữ của văn học giai đoạn này, hầu như đều xuất thân từ tầng lớp quý phái

Người đầu tiên và có thể là duy nhất đưa vào văn học giai đoạn này không phải một cô gái quý tộc mà đích thực là cô gáI bình dân, bình dân từ cốt cách cho đến hình hài “thân em vừa trắng lại vừa tròn. 

Bảy nổi ba chìm với nước non” 

Đọc Hồ Xuân Hương, tiếp xúc với những nhân vật của nhà thơ, ta thấy ngay đây không phải là những cô gái yểu điệu kín cổng cao tường, sống trong lầu son gác tía, mà là những cô gái lực lưỡng thắt đáy lưng ong, yếm thắm hoa hiên,…

Hồ Xuân Hương đề cao những phụ nữ ấy. Đó là nhân vật trung tâm có mặt hay giấu mặt trong hầu hết các bài thơ của bà , và nhà thơ nhìn đời bằng đôi mắt của những phụ nữ ấy,nên bao giờ bà cũng tinh tường sắc sảo và nghịch ngợm.

Hồ Xuân Hương sẵn sàng ca ngợi vẻ đẹp cơ thể của người phụ nữ, trong bài thơ ” thiếu nữ ngủ ngày” ta được chiêm ngưỡng một bức tranh tuyệt đẹp về cơ thể đầy sức sống của người thiếu nữ:

Mùa hè hây hẩy gió nồm đông

Thiếu nữ nằm chơI quá giấc nồng

Lược trúc chảI cài trên máI tóc

Yếm đào trễ xuống dưới nương long

Đôi gò bồng đảo sương còn ngậm

Một lạch đào nguyên suối chửa thông

Quân tử dùng dằng đi chẳng dứt

Đi thì cũng dở, ở không xong

Ai bảo đây là những câu thơ dâm đãng? cái đẹp bất cứ ở đâu và khi nào cũng không bao giờ khơI gợi cảm giác về sự dâm đãng. Hồ Xuân Hương không cần bày biện gì hết. đã là vàng thì sợ gì lửa; đã là chân lý thì sợ gì ánh sáng mặt trời! Bà tả cái cơ thể đẹp của người phụ nữ giữa ban ngày, vào một buổi trưa hè có gió mát ” thiếu nữ nằm chơi quá giấc nồng” . Dụng ý của Xuân Hương ở đây là ca ngợi vẻ đẹp tự nhiên của người phụ nữ. đối với bà cơ thể đẹp cũng là một niềm tự hào của con người cũng như người ta tự hào về tài năng và tuổi trẻ của mình.

Ở bài tranh tố nữ Xuân Hương đã ca ngợi tuổi trẻ một cách nồng nhiệt:

“Hỏi bao nhiêu tuổi hỡi cô mình?

Chị cũng xinh mà em cũng xinh

Đôi lứa như in tờ giấy trắng,

Nghìn năm còn mãi cái xuân xanh

Xiếu mai chi dám tình trăng gió,

Bồ liễu thôi đành phận mỏng manh

Còn thú vui kia sao chẳng vẽ,

Trách người thợ vẽ khéo vô tình”

Hai cô thiếu nữ xinh tươi, trong trắng như tập trung mọi tinh túy của đất trời làm lòng người rung động biết bao nhiêu. Ta không thể không thấy thú vị trước hình ảnh ” đôi lứa như in tờ giấy trắng” và tự cảm nhận đầy đủ cái ý nghĩa tuyệt vời của tạo hoá: ” nghìn năm còn mãi cái xuân xanh”

Bà luôn đặt người phụ nữ ngang tầm với non sông, sông núi. Sự cô đơn của họ cũng có tầm vóc vũ trụ ” trơ cái hồng nhan với nước non”, và cuộc đời bảy nổi ba chìm của họ cũng là ” Bảy nổi ba chìm với nước non”.dù trong bất cứ hoàn cảnh nào người phụ nữ cũng giữ trọn tấm lòng sắt son của mình:

” rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son”

Hơn bất cứ người nào khác ý thức về giới tính đã đi sâu vào máu thịt của nhà thơ này , nên khi tố cáo bà cũng chỉ tố cáo những nỗi khổ thuộc về giới tính của mình như làm lẽ , không chồng mà chửa, chết chồng:

“Kẻ đắp chăn bông, kẻ lạnh lùng

Chém cha cái kiếp lấy chồng chung

Năm thì mười hoạ chăng hay chớ

Một tháng đôi lần có cũng không

Cố đấm ăn xôi, xôi lại hẩm

Cầm bằng làm mướn, mướn không công

Thân này ví biết dường này nhỉ

Thà trước thôi đành ở vậy xong”

Xuất phát từ cuộc đời lẽ mọn đầy cay đắng của mình, Xuân Hương đã cất lên tiếng chửi cay nghiệt: ” chém cha cái kiếp lấy chồng chung”, và hàm chứa trong tiếng chửi ấy là nỗi niềm uất ức, đau đớn đến nghẹn ngào

Người phụ nữ trong thơ Xuân Hương tin ở phẩm chất và tài năng của mình, không né tránh mà nhìn thẳng vào cuộc đời, lấy lương tri làm ngọn đuốc cho mọi suy nghĩ và hành động nên luôn luôn đúng.

Sáng tác của Hồ Xuân Hương có số lượng không nhiều, nhưng chắc chắn nếu Hồ Xuân Hương không phải là một bậc thầy về ngôn ngữ dân tộc, thì không thể nào viết một cách tự nhiên, phóng khoáng, hóm hỉnh dí dỏm một cách đặc sắc đến thế. Ngôn ngữ dân tộc dưới ngòi bút của Xuân Hương vữa súc tích, chính xác, lại vừa uyển chuyển linh hoạt phong phú về nghĩa, đặc sắc về tạo hình, dồi dào về âm thanh, nhịp điệu. 

KHOÁ HỌC LIÊN QUAN

Combo khóa Nobel Văn học và Văn học nước ngoài

Kiến thức tác giả, tác phẩm phong phú, chuyên sâu từ 30 cây bút tiêu biểu đến từ 12 quốc gia trên thế giới cùng các tài liệu tặng kèm
699.000 
Xem chi tiết

Combo khóa Văn học Việt Nam và Nobel Văn học

Nắm bắt kiến thức về các tác giả tác phẩm trong từng giai đoạn văn học Việt Nam, các tác giả đạt giải Nobel Văn học.
999.000 
Xem chi tiết

Combo khóa Văn học Việt Nam

Nắm bắt kiến thức tổng quan về từng giai đoạn trong nền văn học Việt Nam, cùng với đó là đi sâu tìm hiểu các tác giả, tác phẩm tiêu biểu.
799.000 
Xem chi tiết

Combo khóa Văn học Việt Nam và Văn học nước ngoài

Nắm bắt kiến thức tổng quan về từng giai đoạn trong nền văn học Việt Nam, mở rộng tìm hiểu về nền văn học thế giới từ các quốc gia khác, đi sâu vào một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu.
949.000 
Xem chi tiết

Combo khóa Văn học Việt Nam, Văn học nước ngoài và Nobel Văn học

Nắm bắt kiến thức tổng quan về từng giai đoạn trong nền văn học Việt Nam, mở rộng tìm hiểu về nền văn học thế giới từ các quốc gia khác, đi sâu vào một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu.
1.199.000 
Xem chi tiết

Khoá Meeting: Lớp Apollo – Học sinh giỏi quốc gia

Lớp ôn vào Đội tuyển Quốc gia sẽ đồng hành với các bạn trong quá trình vận dụng tri thức đã có cũng như bồi đắp thêm kiến thức cho kỳ thi học sinh giỏi quốc gia.
2.250.000 
Ngày bắt đầu: 25/02/2024
Giờ học: 120 phút
Số Video: 24 buổi
Xem chi tiết

Hãy cho biết trải nghiệm của bạn với nội dung trên

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Danh sách đánh giá (0 đánh giá)