
DẪN CHỨNG NLXH VỀ NHỮNG ĐIỀU VỤN VẶT QUANH TA








DẪN CHỨNG NLXH VỀ NHỮNG ĐIỀU VỤN VẶT QUANH TA


William Cowper từng nói : “Sự tồn tại là cuộc mặc cả lạ lùng. Đời nợ chúng ta thì ít mà chúng ta thì nợ đời tất cả.
Hạnh phúc thực sự duy nhất đến từ việc cống hiến hết bản thân vì một mục đích nào đó”. Quả đúng như vậy, nếu “ sự tồn tại là một mặc cả lạ lùng”, và cuộc sống chỉ là “ một ao đời bằng phẳng” thì ta chỉ có thể quên đi cái tôi ích kỉ của cá nhân để hòa vào cái ta chung của cộng đồng dân tộc, để sau này mới không ân hận về những năm tháng đã sống hoài, sống phí. Như nhà thơ vĩ đại Ấn Độ Tagore đã trăn trối:
“Ngày tử thần gõ cửa nhà anh
Anh sẽ có món chi làm tặng vật
Trước vị khách đến thăm tôi sẽ đặt
Cái ly tràn đầy cuộc sống của tôi dâng”.
Cống hiến là một đức tính cao đẹp luôn thường trực trong mỗi chúng ta, đó là sự tự nguyện, tự giác đem sức lực, tài năng, trí tuệ của mình đóng góp vì lợi ích chung của cả dân tộc.Thế giới luôn không đủ, vì vậy, cống hiến của mỗi con người đem đến những điều giá trị để lấp đầy những khoảng trống đó. Nếu ta có trí tuệ hãy dâng tặng trí tuệ. Nếu ta chỉ có cơ bắp, hãy cống hiến cho lao động để tạo ra những sản phẩm chất lượng cho người tiêu dùng.Xã hội sẽ đẹp hơn nếu ai cũng biết cống hiến, thế giới sẽ văn minh hơn nếu nhân loại ngoài kia ai ai cũng luôn sẵn sàng đem hết trí tuệ, tài năng của bản thân để phục vụ lợi cho ích chung. Có những cống hiến được vinh danh, cũng có những cống hiến thầm lặng ít ai biết đến. Có những cống hiến hiện hữu ngay gần ta, cũng có những cống hiến cách xa nửa vòng trái đất. Hôm nay, trên chuyến du kí đến Ấn Độ – một đất nước cách chúng ta 2.792 km, gặp gỡ những con người đang hết mình làm giàu, làm đẹp cho đất nước, với một tấm lòng rộng mở và đầy nhân hậu, không tiếc sức lực của mình.
Harekala Hajabba – khi ước mơ của mình trở thành ước mơ của người.
Hajabba là một nhà hoạt động xã hội người Ấn Độ, ông sinh ra trong một gia đình Hồi giáo có tài chính rất khiêm tốn nên đã bỏ học từ rất sớm để kiếm tiền và trang trải chi phí gia đình cho gia đình. Thật tình cờ và nói đúng là có duyên, trong một lần du khách hỏi mua cam bằng tiếng Anh, ông đã không thể trả lời hay thậm chí nói được một câu, có lẽ đấy là lí do khiến ông cảm thấy xấu hổ khi đã nghỉ học và không được hưởng được bất kì một sự giáo dục chính thống và bài bản nào. Kể từ này hôm ấy, ông đã quả quyết và thề rằng mình sẽ xây dựng một ngôi trường tại chính làng của ông – một ngôi làng nghèo và nhỏ, thiếu thốn sự giáo dục. Từ số tiền dành dụm suốt bấy lâu có được bởi công việc bán cam, Harekala Hajabba đã biến dự định, ước mơ của mình thành hiện thực khi bản làng của ông chào đón một ngôi trường trong niềm hân hoan, vui sướng. Và mọi người gọi ông là ‘Akshara Santa’ (thánh thư). Sự cống hiến của ông là tấm gương phi thường cho việc đóng góp, bất chấp hoàn cảnh hạn chế, cho sự nghiệp giáo dục ở làng quê ông bởi khi ấy Harekala Hajabba “hạnh phúc nhất và thành công nhất khi cống hiến vì một mục đích nằm ngoài sự thỏa mãn ích kỷ cá nhân.”
Tulasi Gowda – “ Người gieo mầm sự sống” .
Tulsi Gowda là một nhà môi trường người Ấn Độ đến từ làng Honnali, bà sinh ra trong một gia đình nghèo khó, và cha của bà qua đời khi bà mới 2 tuổi, buộc bà phải bắt đầu làm việc cùng mẹ như một người lao động hàng ngày tại một nhà trẻ địa phương khi đủ lớn. Tulasi Gowda cũng không có điều kiện được học hành và giáo dục đoàng hoàng nhưng đã có những đóng góp to lớn trong việc bảo tồn môi trường. Bà đã trồng hơn 30.000 cây non và chăm sóc các vườn ươm của Cục Lâm nghiệp bằng cách sử dụng kiến thức truyền thống về đất đai mà bà có được thông qua kinh nghiệm trực tiếp. Việc làm của Tulasi Gowda không chỉ giúp những cây non lớn lên trở thành những cây giúp ích cho thế giới nói chung, mà cô ấy còn là để ngăn chặn những kẻ săn trộm và nhiều vụ cháy rừng tàn phá động vật hoang dã. Bà còn được mệnh danh là “Bách khoa toàn thư về rừng” vì khả năng nhận biết cây mẹ của bất kỳ loài cây nào và bậc thầy về thu thập hạt giống. Mặc dù đã nghỉ hưu ở Sở Lâm nghiệp Karnataka khi tuổi già, nhưng bà vẫn dành cả phần đời còn lại của mình để dạy những đứa trẻ trong làng về tầm quan trọng của rừng cũng như cách tìm và chăm sóc hạt giống.
Quả không sai khi người ta nói thước đo giá trị của đời người không phải là thời gian mà là ở sự cống hiến.
Cuộc đời con người là có hạn, có thể là vài chục năm hoặc hơn nhưng sự cống hiến mà bạn đã cho đi sẽ luôn còn mãi và tồn tại mãi, hãy dũng cảm làm điều đó. Như Steve Jobs đã quan niệm : “Thời gian của bạn có hạn, đừng lãng phí để sống cuộc đời của người khác. Đừng bị mắc kẹt vào những giáo điều – Sống dựa trên các kết quả từ suy nghĩ của người khác. Đừng để sự ồn ào từ ý kiến của người khác nhấn chìm tiếng nói bên trong bạn. Và quan trọng hơn hết, hãy có can đảm để đi theo trái tim và trực giác của mình. Bằng cách nào đó chúng biết được những gì bạn thực sự muốn. Tất cả mọi điều khác chỉ là thứ yếu.”
Link đăng kí lớp Sirius ôn vào ĐTQG: https://forms.gle/ikTkzMoRAYfKVMcJ8
Hãy cho biết trải nghiệm của bạn với nội dung trên
Danh sách đánh giá (0 đánh giá)