HÌNH TƯỢNG GIỌT NƯỚC MẮT TRONG VĂN CỦA NAM CAO

HÌNH TƯỢNG GIỌT NƯỚC MẮT TRONG VĂN CỦA NAM CAO

Rubik BTV
25/03/2025

Trong cuộc đời cầm bút, Nam Cao luôn day dứt về phận người, cụ thể hơn là tính người trong con người. Biểu tượng trong trang văn của Nam Cao là “giọt nước mắt”. Với Nam Cao, nước mắt là biểu tượng của tình thương và giọt nước mắt là “giọt châu của loài người”, là “miếng kính biến hình vũ trụ”, ông tin vào giọt nước mắt là biểu tượng mãnh liệt nhất của phần “người” trong con người.

Trong tác phẩm “Chí Phèo”

Trong “Chí Phèo”, chúng ta thấy “giọt nước mắt” xuất hiện 2 lần. Lần đầu là khi được Thị Nở chăm sóc, hắn thấy mắt “hình như ươn ướt”. Với hắn, đó là “lần thứ nhất hắn được một người đàn bà cho” bởi lẽ xưa nay hắn chỉ đi cướp giật, dọa nạt nào có thấy ai tự nhiên cho cái gì, được cho với hắn là một điều lạ. 

May mà Chí Phèo vẫn còn những giọt nước mắt ấy. Nếu không còn khả năng khóc, Chí Phèo không còn khả năng lương thiện, nghĩa là lương tri đã chết hẳn rồi trong người Chí. Nam Cao tin vào nước mắt của con người. Với Nam Cao, nước mắt là biểu hiện của tính người. Sự thức tỉnh của các nhân vật Nam Cao đều cùng với nước mắt và bằng nước mắt. Sống trong xã hội Vũ Đại, khô héo tình người, giọt nước mắt trong Chí Phèo tưởng đã khô cạn, tiêu tan. Hóa ra chưa hẳn. Nó chỉ bị vùi lấp. Trong sâu thẳm lòng Chí, nó vẫn còn chảy len lỏi, âm thầm và trong suốt. 

Vậy là tình người đã thức tỉnh, đã hồi sinh tính người trong Chí. Vừa chạm đến tình người thì cái lốt quỷ dữ của Chí Phèo dường như được trút bỏ, con người lương thiện đã hiện nguyên bản tướng. Chẳng phải đó là sự kì diệu của bát cháo hành, sự kì diệu của Tình người hay sao? Bởi thế, không phải ngẫu nhiên mà GS. Nguyễn Đăng Mạnh đã nhận xét truyện Nam Cao xoay quanh vấn đề cái đói và miếng ăn. “Nếu như tác phẩm của Ngô Tất Tố là tiếng kêu cứu đói, thì ở tác phẩm của Nam Cao lại là tiếng kêu cứu lấy nhân cách, nhân phẩm, nhân tính của con người đang bị cái đói và miếng ăn làm cho tiêu mòn đi, thui chột đi, huỷ diệt đi.”

Nhưng rồi trên hành trình trở về, Chí Phèo đã không thể vượt qua nổi và bị chặn đứng bởi bức tường định kiến của bà cô Thị Nở. Đau đớn tột cùng dường như không có cách nào giải tỏa, vì thế Nam Cao đã để Chí Phèo khóc. Không còn là những giọt nước mắt chỉ “ươn ướt” đọng lại đôi bờ mi, hắn khóc trong đau đớn, tuyệt vọng, khóc cho con người hắn đã chẳng còn con đường nào để giải thoát bản thân. Những dòng nước mắt cứ tuôn trào, chẳng thể ngăn lại, bởi nước mắt của hắn lúc này là cảm xúc đã đạt tới đỉnh điểm của đau thương ‘’Hắn ôm mặt khóc rưng rức’’. Nếu như, tiếng khóc ở lần đầu gặp chỉ đơn thuần là ‘’mắt hình như ươn ướt’’, thì tiếng khóc thứ hai lại khiến con người ta ám ảnh. “Giọt nước mắt” ấy cho ta thấy trọn vẹn cái bi kịch đời Chí, cái tuyệt vọng của Chí. Một con người đâm chém không ghê tay nay phải khóc vì bị từ chối, Thị Nở là người đã đưa hắn đánh thức nhân tính trong con người hắn, nhưng cũng chính Thị đã đoạn tuyệt con đường duy nhất để hắn có thể trở về làm người lương thiện, nói đúng hơn, là định kiến, là xã hội lạnh lùng, tha hóa đã không cho Chí Phèo sửa sai, trở về làm người được nữa. 

Khởi đầu sự tỉnh thức là nước mắt, kết thúc cũng lại là nước mắt. Nếu mở đầu là giọt nước mắt hi vọng thì kết thúc lại là giọt nước mắt tuyệt vọng. “Giọt nước mắt” ấy cũng là giọt nước tràn ly thúc đẩy hành động quyết liệt của Chí Phèo sau này. 

Trong tác phẩm “Đời thừa”

Với Hộ, “giọt nước mắt” được miêu tả khi hai bi kịch lớn của cuộc đời anh như hai sợi dây thừng lớn siết chặt lấy anh mà bản thân anh không thể làm gì được. Nam Cao miêu tả cảnh Hộ khóc “Nước mắt hắn bật ra như nước một quả chanh mà người ta bóp mạnh. Và hắn khóc…Ôi chao! Hắn khóc! Hắn khóc nức nở, khóc như thể không ra tiếng khóc”. Giọt nước mắt của Hộ lúc này là tiếng khóc hối hận, đau đớn vì thương vợ, thương mình và vì cả giận mình. Nước mắt đã biểu hiện thấm thía nỗi đau thân phận khi trải qua những tấn bi kịch của cuộc đời. Bao nhiêu đau đớn, bao nhiêu hối hận dồn nén lại ở Hộ để rồi bật lên thành tiếng khóc. Tiếng khóc nức nở, tiếng khóc bật ra như quả chanh người ta bóp mạnh của Hộ cho ta thấy sự hối hận và đau khổ lên đến tột cùng của người trí thức tiểu tư sản nghèo có nhân cách. Giọt nước mắt ấy đã nâng đỡ Hộ, thanh lọc tâm hồn anh, giúp anh đứng vững trên bờ vực thẳm của sự tha hoá. Quả đúng như nhà phê bình Nguyễn Hoành Khung nhận xét: “Trong sáng tác, Nam Cao đã nhiều lần đề cập và ca ngợi nước mắt. Nhân vật tiểu tư sản của ông có không ít tật xấu và lỗi lầm, nhưng thường là những người hay bị hối hận giày vò và thường khóc vì hối hận. Đó không phải là thứ hối hận ồn ào, hời hợt của những kẻ lấy việc xỉ vả mình để khoe khoang, cũng không phải thứ hối hận có chu kỳ của nhiều kẻ tiểu tư sản dùng để xoa dịu cái lương tâm rách nát của mình trong khi vẫn buông mình theo cái xấu. Mà đó là sự giằng xé chảy máu của những tâm hồn trung thực, khát khao lương thiện..”

Trong tác phẩm “Một bữa no”

Bà cái Tý đã phải nhịn đói mấy hôm rồi nên bà hờ con suốt đêm, bà hờ thê thảm lắm, bà khóc đến gần mòn hết ra thành nước mắt. Đến gần sáng thì bà không còn sức mà khóc nữa. Vì vậy mà óc bà “sáng suốt”, bà nghĩ ngợi và tìm ra một kế: bà đi “ăn rình” nhà bà phó Thụ một bữa! Bà lão bằng mọi giá phải được “một bữa no” trong sự lườm nguýt, chì chiết, nhục mạ của bà phó. Bà ăn ngay, ăn vội vàng, lập cập vì sợ người khác ăn hết. Rồi bà còn cạo nồi sồn sột, bà trộn mắm, bà rấm nốt. Nam Cao bề ngoài có vẻ thản nhiên, lạnh lùng miêu tả chậm rãi từng chi tiết nhưng kỳ thực trạng văn đã đẫm đầy những giọt nước mắt thương cảm, chua xót trước cảnh vì đói khát mà có những người nông dân phải đổi nỗi khổ về vật chất lấy nỗi nhục về tinh thần, từ bỏ cả lòng tự trọng và nhân cách con người.

Trong tác phẩm “Sống mòn”

Các nhân vật trí thức của Nam Cao càng có nhiều lần “khóc cho cái chết của chính tâm hồn mình.” Giáo Thứ (Sống mòn) nghe tin Đích sắp chết, một ý nghĩ vụt loé lên trong óc “giá Đích chết ngay đi”, Thứ “chẳng rỏ được một giọt nước mắt nào tuy lòng y cũng bồi hồi”. Nhưng rồi ngay sau đó nước mắt Thứ ứa ra cho sự ích kỷ, đồi bại, tàn nhẫn, khốn nạn của mình. Trên chuyến tàu về quê, với ý nghĩ “Đời y sẽ mốc lên, sẽ rỉ đi, sẽ mòn, sẽ mục ra ở một xó nhà quê. Người ta sẽ khinh y, vợ y sẽ khinh y, chính y sẽ khinh y. Rồi y sẽ chết mà chưa làm gì cả, chết mà chưa sống”, Thứ “thấy nghẹn ngào”, khóc cho kiếp sống mòn (hay chết mòn) trong vô vị, vô nghĩa, vô vọng của mình.

Những chi tiết giọt nước mắt đã góp phần làm nên thành công của nhà văn lớn Nam Cao. Nó đã khái quát lên một chân lý nghệ thuật: nghệ thuật chân chính không những tìm thấy cái bình thường trong sự phi thường mà còn phát hiện cái phi thường trong sự bình thường, thậm chí tầm thường. Chỉ có nhà văn lớn có khối óc và trái tim lớn mới làm được điều đó. Và Nam Cao là một điển hình như thế!

Tham khảo lớp Bản đồ dẫn chứng: https://forms.gle/RkppJcYDf56jgvWbA

KHOÁ HỌC LIÊN QUAN

Combo khóa Nobel Văn học và Văn học nước ngoài

Kiến thức tác giả, tác phẩm phong phú, chuyên sâu từ 30 cây bút tiêu biểu đến từ 12 quốc gia trên thế giới cùng các tài liệu tặng kèm
699.000 
Xem chi tiết

Combo khóa Văn học Việt Nam

Nắm bắt kiến thức tổng quan về từng giai đoạn trong nền văn học Việt Nam, cùng với đó là đi sâu tìm hiểu các tác giả, tác phẩm tiêu biểu.
799.000 
Xem chi tiết

Combo khóa Văn học Việt Nam và Nobel Văn học

Nắm bắt kiến thức về các tác giả tác phẩm trong từng giai đoạn văn học Việt Nam, các tác giả đạt giải Nobel Văn học.
999.000 
Xem chi tiết

Combo khóa Văn học Việt Nam và Văn học nước ngoài

Nắm bắt kiến thức tổng quan về từng giai đoạn trong nền văn học Việt Nam, mở rộng tìm hiểu về nền văn học thế giới từ các quốc gia khác, đi sâu vào một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu.
949.000 
Xem chi tiết

Combo khóa Văn học Việt Nam, Văn học nước ngoài và Nobel Văn học

Nắm bắt kiến thức tổng quan về từng giai đoạn trong nền văn học Việt Nam, mở rộng tìm hiểu về nền văn học thế giới từ các quốc gia khác, đi sâu vào một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu.
1.199.000 
Xem chi tiết

Khoá Meeting: Lớp Apollo – Học sinh giỏi quốc gia

Lớp ôn vào Đội tuyển Quốc gia sẽ đồng hành với các bạn trong quá trình vận dụng tri thức đã có cũng như bồi đắp thêm kiến thức cho kỳ thi học sinh giỏi quốc gia.
2.250.000 
Ngày bắt đầu: 25/02/2024
Giờ học: 120 phút
Số Video: 24 buổi
Xem chi tiết

KHÓA NOBEL VĂN HỌC

Khóa học cung cấp cho các bạn kiến thức về 14 tác giả đạt giải Nobel Văn Học đến từ các quốc gia khác nhau cũng như cách vận dụng trong bài viết.
499.000 
Ngày bắt đầu: Thời gian học linh hoạt
Giờ học: 675 phút
Số Video: 14 video
Xem chi tiết

KHÓA VĂN HỌC VIỆT NAM SAU 1975

Khóa học sẽ cung cấp cho các bạn về đặc trưng của nền văn học đổi mới với sự phong phú, đa chiều, phân tích cảm hứng thế sự và xu hướng dân chủ hóa của văn học, đánh giá các tác giả, tác phẩm tiêu biểu và chỉ ra hướng vận dụng trong các đề.
299.000 
Ngày bắt đầu: Thời gian học linh hoạt
Giờ học: 500 phút
Số Video: 12 video
Xem chi tiết

KHÓA VĂN HỌC VIỆT NAM THỜI KHÁNG CHIẾN

Khóa học sẽ cung cấp cho các bạn các các đặc trưng của văn học kháng chiến trong ba chặng đường từ 1945 - 1975, phân tích khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn, đánh giá các tác giả, tác phẩm tiêu biểu và chỉ ra hướng vận dụng trong các đề.
299.000 
Ngày bắt đầu: Thời gian học linh hoạt
Giờ học: 675 phút
Số Video: 15 video
Xem chi tiết

KHÓA VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỶ XX ĐẾN NĂM 1945

Khóa học sẽ cung cấp cho các bạn các đặc trưng của văn học giai đoạn 1930 - 1945 với ba khuynh hướng chính: lãng mạn chủ nghĩa, hiện thực phê phán, hiện thực xã hội chủ nghĩa, kiến thức tác phẩm, văn học sử từ tổng quát đến chuyên sâu, cách liên hệ, mở rộng, so sánh, cùng hướng giải các đề về văn học giai đoạn 1930 - 1945.
299.000 
Ngày bắt đầu: Thời gian học linh hoạt
Giờ học: 300 phút
Số Video: 12 video
Xem chi tiết

Hãy cho biết trải nghiệm của bạn với nội dung trên

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Danh sách đánh giá (0 đánh giá)