HÌNH TƯỢNG NGƯỜI ANH HÙNG TRONG VĂN CHƯƠNG VIỆT NAM

HÌNH TƯỢNG NGƯỜI ANH HÙNG TRONG VĂN CHƯƠNG VIỆT NAM

Rubik BTV
14/03/2025

Trải qua bao thăng trầm lịch sử, từ thuở đầu lập nước cho đến ngày nay, dòng sông lịch sử nước Việt chảy trôi đã ghi dấu bao anh hùng hào kiệt với những chiến tích vẻ vang. Không thể phủ nhận những giá trị ấy, tuy nhiên, xét trên khía cạnh khác góc nhìn của những sử gia dựa trên chiến tích, lấy thành bại làm khuôn vàng thước ngọc đã trọn vẹn để đánh giá một bậc hào kiệt, một đấng anh hùng?

“Ký ngữ phù trầm tư thế giả,

Hưu tương thành bại luận anh hùng.”

(Nhắn bảo nổi chìm ai đó tá,

Chớ đem thành bại luận anh hùng.)

– trích “Lâm hình thời tác kỳ 2, Nguyễn Duy Hiệu, bản dịch nghĩa của Huỳnh Thúc Kháng.

Từ trong lối mòn suy nghĩ, con người thời nay thường lấy thành bại là thước đo giá trị cho mỗi cá nhân, lấy lẽ thắng thua trên con đường sự nghiệp phán xét một con người.

Nhưng không chỉ trong giá trị quan của con người thời nay, lịch sử xưa nay vẫn lựa chọn thành bại, thậm chí công tội để luận một con người. Trong thế giới quan quan hệ mật thiết với các thế chế chính trị, lịch sử nhìn nhận Hồ Quý Ly như kẻ tội nhân thiên cổ khi “ngụy triều”, thân là tôi nhà Trần mà cướp ngôi vua, lạm sát tôn thất khiến lòng dân bất phục từ đó để mất giang sơn vào tay nhà Minh, nhìn nhận Vũ Như Tô là một tội đồ khi khát vọng xây dựng Cửu Trùng Đài gây ra những nỗi thống khổ cho nhân dân… Văn chương thì khác, văn chương nhìn nhận con người trong những chiều kích cá nhân, đặt con người trong nhiều mối quan hệ phức tạp hơn, nhìn nhận con người trong bình diện là bản thể không hoàn tất, nhìn nhận con người cá nhân vượt qua khỏi giới hạn của hệ nhị nguyên thành – bại hay công – tội. Điều này lý giải cho sư xuất hiện của Hồ Quý Ly trong bi kịch của người cải cách đi trước thời đại trên thiên tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh, lý giải cho hình dung về Vũ Như Tô được giải phóng khỏi nhãn quan kẻ tội đồ của lịch sử trên trang viết của Nguyễn Huy Tưởng,… Quả thật khi ấy, văn chương đã sống với bổn phận của câu chuyện nghệ thuật rộng lớn, khi nghệ thuật là “lãnh địa nơi phán xét đạo đức tạm ngưng” (Milan Kundera).

Trong thế giới quan của văn chương Việt qua các thời kỳ, không ít lần hình tượng người anh hùng xuất hiện với hệ giá trị nằm ngoài vòng biên thành bại.

Đọc Sử thi Đăm Săn của đồng bào dân tộc Ê-đê, đọc thơ ca thời mạt Trần hay những trang văn gắn liền với chủ nghĩa đời thường sau năm 1975, nếu tinh ý, ta có thể thấy nhãn quan của tập thể, của nhân dân hay của cá nhân nhà văn về người anh hùng ít nhiều được gửi gắm. “Chớ đem thành bại luận anh hùng”, dường như, không đâu ngoài văn chương, những kẻ dám nghĩ dám làm, không sợ gian khó, không sợ hiểm nguy, ý chí kiên định đã mang trong mình bóng dáng bậc hào kiệt. Trong nhãn quan ấy, chuyện công danh thành bại thật rất quan trọng nhưng trong thế so sánh trước tấm lòng nghĩa khí bậc anh hùng lại tựa hồ phù vân, chỉ là mây khói thoáng qua trước mắt, tan biến lúc nào chẳng hay, không đáng bận lòng làm chi.

Ngẫm lại trong thời đại này, chúng ta đã lấy tiền tài, công danh làm thước đo giá trị cho cá nhân con người tựa như một vô thức tập thể.

Đăm Săn trong mắt chúng ta dần trở thành kẻ khờ khạo, ngông cuồng, vô duyên vô cớ làm chuyện không đâu. Nhắc đến những vị anh hùng hào kiệt, nghiễm nhiên chúng ta loại bỏ hoàn toàn đi sự lãng mạn cảm tính trong bản chất con người họ, thay vào đó những bậc anh hùng “buộc phải tiền hô hậu ủng như một đại diện cho nhiều người” (mượn lời Nguyễn Huy Thiệp trong truyện ngắn “Mưa Nhã Nam”). Rồi đây mấy ai tự hỏi những tích anh hùng, hào kiệt này sẽ đi về đâu? Nhân sinh như mộng, kiếp người ngắn ngủi, trong dòng sông lịch sử trải dài cuồn cuộn chảy về đông kia, theo thời gian lớp lớp anh hùng hào kiệt xuất hiện rồi giã từ. Trong vở kịch lịch sử, trên sân khấu cuộc đời, ai ai cũng xuất hiện, mang trên vai sứ mệnh, rồi lui bước, chỉ còn lại dòng sông lịch sử đem theo bao sự tích anh hùng ngàn năm tuôn chảy.

“Cổn cổn Trường Giang đông thệ thuỷ,

Lãng hoa đào tận anh hùng.

Thị phi thành bại chuyển đầu không.

Thanh sơn y cựu tại,

Kỷ độ tịch dương hồng.

Bạch phát ngư tiều giang chử thượng,

Quán khan thu nguyệt xuân phong.

Nhất hồ trọc tửu hỉ tương phùng.

Cổ kim đa thiểu sự,

Đô phó tiếu đàm trung.”

(Trường Giang cuồn cuộn chảy về đông

Sóng dập dồn đãi hết anh hùng

Được, thua, phải, trái thoắt thành không

Non xanh nguyên vẻ cũ

Mấy độ bóng tàn hồng

Bạn đầu bạc ngư tiều trên bãi

Mảnh trăng thanh gió mát vui chơi

Gặp nhau, hồ rượu đầy vơi

Xưa nay bao nhiêu chuyện

Phó mặc cuộc nói cười.)

– “Lâm giang Tiên”, Dương Thận, từ khúc mở đầu “Tam quốc diễn nghĩa” của La Quán Trung, bản dịch Bùi Kỷ.

Tham khảo lớp Bản đồ dẫn chứng: https://forms.gle/RkppJcYDf56jgvWbA

KHOÁ HỌC LIÊN QUAN

Combo khóa Nobel Văn học và Văn học nước ngoài

Kiến thức tác giả, tác phẩm phong phú, chuyên sâu từ 30 cây bút tiêu biểu đến từ 12 quốc gia trên thế giới cùng các tài liệu tặng kèm
699.000 
Xem chi tiết

Khoá Meeting: Lớp Bản đồ dẫn chứng

Lớp bản đồ dẫn chứng tổng hợp các tác phẩm từ Việt Nam đến nước ngoài theo hướng vận dụng
1.000.000 
Ngày bắt đầu: 25/02/2024
Giờ học: 120 phút
Số Video: 24 buổi
Xem chi tiết

KHÓA VĂN HỌC VIỆT NAM SAU 1975

Khóa học sẽ cung cấp cho các bạn về đặc trưng của nền văn học đổi mới với sự phong phú, đa chiều, phân tích cảm hứng thế sự và xu hướng dân chủ hóa của văn học, đánh giá các tác giả, tác phẩm tiêu biểu và chỉ ra hướng vận dụng trong các đề.
299.000 
Ngày bắt đầu: Thời gian học linh hoạt
Giờ học: 500 phút
Số Video: 12 video
Xem chi tiết

KHÓA VĂN HỌC VIỆT NAM THỜI KHÁNG CHIẾN

Khóa học sẽ cung cấp cho các bạn các các đặc trưng của văn học kháng chiến trong ba chặng đường từ 1945 - 1975, phân tích khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn, đánh giá các tác giả, tác phẩm tiêu biểu và chỉ ra hướng vận dụng trong các đề.
299.000 
Ngày bắt đầu: Thời gian học linh hoạt
Giờ học: 675 phút
Số Video: 15 video
Xem chi tiết

KHÓA VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỶ XX ĐẾN NĂM 1945

Khóa học sẽ cung cấp cho các bạn các đặc trưng của văn học giai đoạn 1930 - 1945 với ba khuynh hướng chính: lãng mạn chủ nghĩa, hiện thực phê phán, hiện thực xã hội chủ nghĩa, kiến thức tác phẩm, văn học sử từ tổng quát đến chuyên sâu, cách liên hệ, mở rộng, so sánh, cùng hướng giải các đề về văn học giai đoạn 1930 - 1945.
299.000 
Ngày bắt đầu: Thời gian học linh hoạt
Giờ học: 300 phút
Số Video: 12 video
Xem chi tiết

KỸ NĂNG LẤY DẪN CHỨNG DIỆN TRONG BÀI NLVH

Cùng chị giáo Phương Uyên tìm hiểu cách lấy dẫn chứng diện trong bài văn nghị luận văn học. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo lớp Bản đồ dẫn chứng, lớp ôn Đội tuyển QG, lớp ôn HSGQG do chị giáo Phương Uyên trực tiếp đứng lớp và giảng dạy.  
MIỄN PHÍ
Ngày bắt đầu: Tự học linh hoạt
Giờ học: 60 phút
Số Video: 1
Xem chi tiết

LUYỆN TẬP TƯ DUY PHẢN BIỆN

Tư duy phản biện (hay còn được biết đến là Critical Thinking) là quá trình phân tích, đánh giá, chất vấn các giả thiết, giả định từ đó hình thành cách suy nghĩ và đưa ra quan điểm đúng đắn khi đứng trước 1 vấn đề nào đó. Nói cách khác, kỹ năng tư duy phản biện là kỹ năng đưa ra quan điểm về 1 vấn đề và chứng minh rằng quan điểm đó là đúng, hợp tình hợp lý, đồng thời phản bác những ý kiến trái chiều với quan điểm trên
MIỄN PHÍ
Ngày bắt đầu: Tự học linh hoạt
Giờ học: 100 phút
Số Video: 1
Xem chi tiết

Khoá Meeting: Lớp Apollo – Học sinh giỏi quốc gia

Lớp ôn vào Đội tuyển Quốc gia sẽ đồng hành với các bạn trong quá trình vận dụng tri thức đã có cũng như bồi đắp thêm kiến thức cho kỳ thi học sinh giỏi quốc gia.
2.250.000 
Ngày bắt đầu: 25/02/2024
Giờ học: 120 phút
Số Video: 24 buổi
Xem chi tiết

Hãy cho biết trải nghiệm của bạn với nội dung trên

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Danh sách đánh giá (0 đánh giá)