
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI MẸ TRONG THƠ HAIKU








HÌNH TƯỢNG NGƯỜI MẸ TRONG THƠ HAIKU


“Lệ trào nóng hổi
tan trên tóc mẹ
làn sương thu”
(Basho)
“Cuối cùng tôi về đến quê nhà vào đầu tháng 9, cây hoa hiên mà mẹ thường trồng trước phòng bây giờ không còn nữa, có lẽ đã chết vì sương giá. Tất cả mọi thứ khác cũng đã đổi thay. Gương mặt anh tôi đã hiện nếp nhăn trên trán và tóc bạc nơi thái dương. “Chúng ta vẫn còn sống”, anh chỉ nói thế. Rồi, không lời nào nữa, anh mở một chiếc túi kỷ niệm mà nói: “Hãy nhìn mớ tóc sương của Mẹ đây này. Đây là chiếc hộp linh thiêng của Urashima đấy, ta cũng sẽ bạc đầu”. (trích một đoạn Basho viết trong cuốn nhật ký năm 1684).
***Urashima là chàng ngư phủ trong huyền thoại Nhật Bản mang nhiều nét tương đồng với tích truyện “Từ Thức gặp Tiên”. Chàng đã cưới công chúa thủy cung mà còn nhớ nhà nên trở về quê, mang theo chiếc hộp của công chúa tặng được dặn đừng mở ra. Trở về quê cũ, hàng trăm năm đã trôi qua, không thấy mẹ và nhà, chàng mở chiếc hộp, Urashima mở chiếc hộp ra lập tức thời gian trở lại, tuổi già ấp đến, tức thì tóc bạc và da nhăn.
“Đến đây nào, với tôi
cùng chơi đùa chim sẻ
không còn mẹ trên đời”
(Issa)
Issa là người bất hạnh, năm lên ba đã mồ côi mẹ. Thuở thiếu thời, Issa sống chật vật trong cảnh bị mẹ kế chèn ép, trong khi người cha quá yếu mềm không giữ được sự êm ấm của một gia đình. Cuộc đời Issa mở ra với những cung sầu khi tình thương yêu cự tuyệt, tình mẫu tử chẳng mấy đậm đà. Dù cho hình ảnh người mẹ trong kí ức mờ nhạt nhưng dường như trong thâm tâm Issa mẹ vẫn là người đẹp nhất. Người mẹ trong hoài niệm của Issa trở nên mênh mông, rộng lớn vô biên. Những bài haiku về mẹ của ông đều cất một cung sầu chung khi thấm đẫm nước mắt, đượm nỗi buồn. “Có lẽ chất chứa sâu lắng nhất trong tâm hồn thơ của Issa là tình mẹ, vì ông thiếu nó, ông khao khát nó quá rồi” (Pháp Hoan).
Bài haiku này được Issa viết nên sau một ngày hội, khi trẻ nhỏ nô đùa với bạn bè, tung tăng trong vòng tay mẹ, Issa thấy mình lạc lõng cô đơn, nỗi buồn ập đến, và Issa tìm về với chú sẻ non lạc bầy để được chia sẻ.
“Mẹ yêu ơi!
mỗi khi nhìn thấy biển
khi thấy biển khơi”
(Issa)
Tình mẫu tử thiêng liêng, cao cả, màu nhiệm mà Issa hết mực mong cầu là nguồn cảm hứng sâu xa thôi thúc ngòi bút Issa cất lên những bài haiku thấm đẫm cảm thức về mẹ, về sự mất mát, chia lìa, thiếu thốn tình mẫu tử. Hình ảnh người mẹ với tình thương bao la vô bờ bến đưa ông thoát khỏi chốn thực tại trần tục buồn đau sầu khổ, vỗ về Issa trong cõi tĩnh tại hư không. Hình ảnh người mẹ rộng lớn vô biên nơi hoài niệm trong thơ haiku của Issa còn gắn liền với hình ảnh của thiên nhiên vô tận – biển khơi.
Biển mênh mông, bao la từ lâu đã là biểu tượng cho tình mẹ trong nhiều nền văn hoá. Biển là vô tận như tấm lòng hy sinh cao cả người mẹ đức độ luôn dành cho con mình. Lúc này nước biển không còn mặn nữa, mà nó lại ngọt ngào như dòng sữa mẹ, nó mang cái ngọt của tình mẫu tử. Tiếng sóng biển không ồn ào mà êm ái, dịu dàng như lời mẹ ru.
Tiếng ru êm ái của biển như đưa ông về những ảo huyền cảm xúc, tiếng biển vẳng vào không gian trời đất vô tận hay tiếng người mẹ đang gọi đứa con phiêu bạt trong cô đơn sầu tủi. Issa đứng trước biển, như đang đứng trước người mẹ quá cố của mình. Biển bây giờ là bất tử và tình mẹ trong tim ông cũng bất tử tựa biển khơi.
Tham khảo thêm tại lớp Bản đồ dẫn chứng nhà Rubik: https://forms.gle/RkppJcYDf56jgvWbA
Hãy cho biết trải nghiệm của bạn với nội dung trên
Danh sách đánh giá (0 đánh giá)