
LÝ BẠCH – NGƯỜI SAY TRĂNG LÀM SAY NHÂN THẾ








LÝ BẠCH – NGƯỜI SAY TRĂNG LÀM SAY NHÂN THẾ


Lý Bạch (701 – 762), tự Thái Bạch, hiệu Thanh Liên cư sĩ – Là một biểu tượng thi văn lỗi lạc
Là một trong những nhà thơ theo chủ nghĩa lãng mạn vang danh nhất thời Thịnh Đường nói riêng và Trung Hoa nói chung. Ông sinh ra trong một gia đình thương nhân giàu có ở Tứ Xuyên (Làng Thanh Liên, huyện Chương Minh, nay là huyện Miện Dương). Quê ông ở Cam Túc (huyện Thiên Thủy, tức Lũng Tây ngày xưa). Lý Bạch xếp hạng nổi tiếng thứ 31130 trên thế giới và thứ 84 trong danh sách nhà thơ nổi tiếng.
Trong sự nghiệp văn chương, Lý Bạch đã sáng tác khoảng 20,000 bài thơ tất thảy
Nhưng thường không giữ gìn cẩn thận, nên được truyền tụng đều là do dân gian lưu giữ lại. Đến nay sau loạn An Lộc Sơn, thơ Lý Bạch được gom góp còn trên dưới 1000 bài thơ tuyệt tác, nổi tiếng có: Tương Tiến Tửu, Hiệp khách hành, Thanh Bình Điệu, Hành lộ nan… Ngòi bút của Lý Bạch mang đậm chất đồng cảm với cái đẹp, rạo rực với cái bay bổng, phóng túng, từ đó hướng tới những lý tưởng sống và khát vọng nhân gian cao đẹp. Qua lăng kính văn chương, những tác phẩm của ông chấm phá vào nghiên mực cuộc đời, ngôn từ không hề quá cầu kỳ, mông lung hão huyền nhưng vẫn truyền tải được những cái lãng mạn cao xa, chiêm nghiệm tinh tế về vẻ đẹp nhân gian. Nội dung thơ của ông rất viễn vông, tự nhiên, phong cách khác với các ngòi bút đương thời, không bị gò bó bởi Nho giáo thời bấy giờ, cũng không quan tâm tới những triết lý thời thế nhân sinh.
Hồn thơ của Lý Bạch thường lấy trăng-rượu-thơ làm tri kỷ
Thơ ông đẹp lạ lùng, cái lãng mạn đến bất tử hóa thời gian. Lý Bạch tựa như một ngôi sao tô nét phát quang rực rỡ dưới tấm nền bầu trời văn học Trung Hoa, cái cốt tử trong thơ của ông mang tới sự giải phóng, viễn vông của cái đẹp tâm hồn, cái tuyệt thế trần gian. Mặc dù, Lý Bạch ít đụng chạm thế thái nhân tình, nhưng đọc thơ ông, ta tưởng chừng lạc lối vào một bức họa cổ, vấn vương với những mảng màu hoài niệm. Thơ ông được ví như một cuộc du ngoạn trần thế, một cuộc khám phá cái đẹp, ông tả trăng, tả hoa, tả cảnh thiên nhiên hoài cổ. Đề tài trong thơ ông cũng khá đa dạng: tả cảnh đất trời tươi đẹp, cảm thông cho người chinh phụ, viết về tình bạn hữu, tình trai gái, quê hương.
Khi nhắc tới thơ Đường, chúng ta sẽ luôn nhớ tới tình bạn vong niên, kết giao thâm tình của Đỗ Phủ và Lý Bạch.
Nếu “thi thánh” khắc họa lại kiếp lầm than khổ cực, bất hạnh của ông vào thơ, thì “thi tiên” mang trọn những vẻ đẹp vô thực của cuộc sống vào phong cách nghệ thuật. Nếu Đỗ Phủ thường có lối ngâm thơ nặng nề những nỗi niềm tâm tư u sầu, những thứ cốt tử nhân văn của đời người, thì thơ Lý Bạch thường trong sáng, giản dị, lãng mạn và tươi đẹp hơn.
Học giả Lý Dương Băng trong “Thảo Đường Tập Tự” có câu nói bất hủ về “thi tiên” Lý Bạch:
“Thiên tải độc bộ, duy công nhất nhân” (Hàng ngàn năm chỉ có một mình ông mà thôi). Người ta cũng thường gọi Lý Bạch là “Người Trung Hoa kim cổ kỳ nhân” chính vì phong cách nghệ thuật của ông. Một trái tim sâu lắng, mang nặng tâm tư đã đem tấm hồn đẹp vào thơ ca tuyệt sắc của mình, chính là Lý Bạch.
Hãy cho biết trải nghiệm của bạn với nội dung trên
Danh sách đánh giá (0 đánh giá)