
MỐI QUAN HỆ GIỮA TRIẾT HỌC VÀ VĂN HỌC








MỐI QUAN HỆ GIỮA TRIẾT HỌC VÀ VĂN HỌC


“Văn học và đời sống là hai vòng tròn đồng tâm và tâm điểm là con người”.
Triết học là bộ môn nghiên cứu về những vấn đề chung và cơ bản của con người, thế giới quan và vị trí của con người trong thế giới quan , những vấn đề có kết nối với chân lý, sự tồn tại, kiến thức, giá trị, quy luật, và ngôn ngữ.
Nhìn chung, 2 khái niệm này đều xoay quanh những vấn đề về đời sống và trọng tâm là con người. Do đó, việc áp dụng những phạm trù triết học vào những lời văn, câu chữ, áp dụng vào bài làm của mình là điều hết sức hợp lí. Điều đó cũng làm phong phú thêm bài văn của các bạn cũng như “phô” được vốn tri thức mà các bạn có.
Hãy cùng Rubik tìm hiểu một số khái niệm triết học có thể áp dụng được vào bài làm của mình nhé!
Thế giới quan
Thế giới quan là toàn bộ những quan điểm và niềm tin định hướng hoạt động của con người trong cuộc sống. Với khái niệm này, chúng ta rất dễ có thể áp dụng vào những phần chứng minh, so sánh, khẳng định sự khác biệt giữa quan niệm thẩm mĩ, hệ tư tưởng của mỗi thời kỳ , mỗi con người ở cả 2 dạng bài NLVH và NLXH.
Bởi mỗi thời kỳ, con người đều có những quan điểm và niềm tin riêng hình thành ra những quy chuẩn, cách sống riêng và việc áp đặt những quan niệm quy chuẩn của thời kỳ, con người này lên thời kỳ, con người khác là việc vô lý.
Sự thống nhất giữa các mặt đối lập
Trong mỗi mâu thuẫn, hai mặt đối lập liên hệ gắn bó với nhau, làm tiền đề tồn tại cho nhau. Ở khái niệm này, ta có thể dùng làm dẫn chứng về những vấn đề nói về ý nghĩa tồn tại của sự vật, hiện tượng: vạn vật tồn tại đều mang những ý nghĩa và sứ mệnh nhất định dù có mâu thuẫn với nhau.
Nhận thức cảm tính và nhận thức lí tính
Nhận thức cảm tính: là giai đoạn được tạo nên do sự tiếp xúc trực tiếp các cơ quan cảm giác với sự vật, hiện tượng, đem lại cho con người hiểu biết về đặc điểm bên ngoài của chúng.
Nhận thức lý tính: là giai đoạn nhận thức tiếp theo, dựa trên các tài liệu do nhận thức cảm tính đem lại, nhờ các thao tác của tư duy như phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát hóa,… tìm ra bản chất, quy luật của sự vật, hiện tượng.
Bằng việc phân tích 2 khái niệm này, chúng ta có thể áp dụng vào dạng bài cần nói về quá trình sáng tạo của người nghệ sĩ (Người nghệ sĩ cần thâm nhập, trải nghiệm cuộc sống – có những nhận thức cảm tính, từ đó mới có thể tạo ra những nhận thức lý tính về sự vật đó và nảy sinh, tạo ra những rung cảm, những ý niệm thẩm mĩ), hay những chủ đề liên quan đến nhận thức ra những quan niệm sống: phải “mắt thấy tai nghe” mới có thể học tập và làm theo.
Vận động là phương thức tồn tại của thế giới vật chất
Vận động là mọi sự biến đổi (biến hóa) nói chung của các sự vật và hiện tượng trong thế giới tự nhiên và đời sống xã hội. Vận động là phương thức tồn tại của thế giới vật chất
Điều này có thể dùng để lý giải về quá trình biến đổi không ngừng của xã hội, thế giới. Như ở NLVH, có thể dùng trong những vấn đề về sự thay đổi của thời kì văn học, sự sáng tạo trong các tác phẩm nghệ thuật…
Link đăng kí lớp Sirius ôn vào ĐTQG: https://forms.gle/ikTkzMoRAYfKVMcJ8
Hãy cho biết trải nghiệm của bạn với nội dung trên
Danh sách đánh giá (0 đánh giá)