
NGUỒN GỐC CỦA THƠ CA LÀ GÌ?








NGUỒN GỐC CỦA THƠ CA LÀ GÌ?


Trước hết, đến với thơ, ta hiểu thơ là một loại sáng tạo ngôn từ, là thể loại gắn liền với việc biểu đạt thế giới nội tâm, cảm xúc. Nhưng đó phải là cảm xúc ở trạng thái thăng hoa nhất và song song với đó là ngôn từ được chắt lọc, chắt chiu.
Cảm hứng thơ ca gắn liền với những điều kì bí vì con người và thế giới tâm linh gần như hòa vào nhau trong trạng thái thăng hoa cao độ nhất.
Nó còn là cảm hứng đột ngột, xuất phát từ những tình cảm bột phát từ bên trong tâm hồn mà nhà thơ không thể lường trước. Vì vậy, sáng tạo thơ ca là một hoạt động sáng tạo mang tính chất linh thiêng, là cầu nối kết nối giữa con người với những giá trị tự nhiên, siêu nhiên, mang đậm đặc tính tâm hồn, cảm xúc, giữa cái ý thức và tâm trạng được thăng hoa một cách cao độ nhất. “Thơ là sự can thiệp của thần thánh” (người Hy Lạp cổ đại). Khi các vị thần lên ngôi, cảm hứng sáng tạo thơ chính là “thần hứng”, và đến tận bây giờ 12 vị thần trên đỉnh Olympus vẫn còn được lưu truyền, trở thành những câu chuyện thần thoại bất hủ. Hành động sáng tạo thơ ca vô cùng đặc biệt bởi người sáng tạo ở trong một trạng thái “điên loạn” khi những cảm xúc thăng hoa đến mức tột đỉnh, họ mới có thể có được những xúc cảm, suy nghĩ của thần thánh, từ đó họ mới có thể làm thơ, sáng tạo ra thơ bằng tất cả hồn mình. Sáng tạo thi ca là một hoạt động sáng tạo có các bị thần bảo trợ được gọi là “nữ thần thơ” – 9 người con gái của thần Zeus.
Ở Do Thái, họ cho rằng: “Thơ là một phạm trù thần thánh”.
Thơ trong thời xưa, gần như gắn liền với các vị thần. Và cảm hứng của nhà thơ luôn luôn phải song song với trạng thái cảm xúc được gần chạm đến với Chúa, chính điều này làm thơ có tính tự chủ, mang tính chất bất chợt, bất ngờ mà không báo trước. Bởi cảm xúc khi đến sẽ đến một cách bất ngờ, và chỉ khi trạng thái ấy được thăng hoa tột đỉnh nhất, thơ mới có thể ra đời. Không phải vì nghệ thuật mà vì niềm hứng khởi và sức ám thị của thần linh nên các nhà thơ mới có thể sáng tạo nổi những thiên anh hùng ca tuyệt vời như vậy, và cả những nhà thơ trữ tình lớn khác cũng dạt dào không kém…một khi đã nhập vào các thanh điệu, họ bị lôi cuốn toàn thể chẳng khác nào các bà đồng trong lễ thế Tửu Thần hút sữa và mật từ những dòng sông một khi tâm thần bị rù quyến, bị mê hoặc chứ đâu phải vì lòng xăng xái đảm đang (Platon, Ion). Niềm thi hứng được quan niệm như một sự chiếm hữu. Kể cả nền Thơ Ca cổ đại và ở Đông Phương trong thế kỷ XVI, ngay cả Boileau, đều được miêu tả như vậy, niềm cảm hứng đã được các vị thần linh ban cho nhà thơ với sự ứng trợ của thần Mặt Trời và các nữ thần Thơ Ca.
Như với những người trong trường phái lãng mạn, niềm cảm hứng trở thành một thứ định mệnh và kẻ nào chọn lựa như Moise hay Chatterton của Viguy sẽ vĩnh viễn mất niềm an tĩnh và không còn thuộc vào thế giới thường nhật nữa.
Nhà thơ, trước khi trở thành tiên tri tiên giác, đã là một pháp sư có thể biết đọc “những gì mà Miệng của Bóng Tối thốt ra”. Như chim hải âu cô đơn, nhà thơ là kẻ không được ai hiểu và những gì mà năng lực về đêm đọc cho riêng và chỉ riêng nhà thơ nghe mà thôi, với một cái giá đau thương nào đó, nhà thơ được hưởng quyền hân thưởng để tìm cách diễn dịch thành lời. Nhà thơ, hay kể cả mỗi người chúng ta sẽ là những cá thể đối diện với chính mình khi màn đêm dần buông xuống. Như Hàn Mặc Tử – một nhà thơ điên, cái “giá đau thương” mà ông phải trải qua chính là căn bệnh phong của mình, khiến ông rơi vào tột cùng của những nỗi đau khổ, chính bởi vậy, ông được hưởng “quyền hân thưởng” hay chính là những khát khao, tư tưởng đầy mãnh liệt, cháy bỏng trong ông, để từ đó ông có thể làm thơ, làm ra những vần thơ “điên” ghim sâu vào lòng bạn đọc.
Link đăng ký lớp luyện đề thực chiến vào 10: https://forms.gle/Si9hFcRwxHN3JiBw9
Hãy cho biết trải nghiệm của bạn với nội dung trên
Danh sách đánh giá (0 đánh giá)