
NHỮNG CÁCH HỌC VĂN HIỆU QUẢ








NHỮNG CÁCH HỌC VĂN HIỆU QUẢ


Vấn đề làm thế nào để bài viết của mình trở nên đặc biệt và khác với những bài viết còn lại luôn là một câu hỏi được nhiều bạn quan tâm. Đã từng trên hành trình chinh chiến, mình cũng từng loay hoay và chật vật tìm cách để tạo giọng riêng cho bài viết của bản thân.
Theo mình nghĩ, đúng như bản chất của nó, “giọng riêng” phải là thứ giọng riêng của bạn, thứ cá tính độc đáo không thể trộn lẫn của mỗi chúng ta. Vậy nên nếu mình đưa ra một “công thức” để chúng ta “áp dụng” thì mô hình chung đó không còn là giọng riêng. Do đó, mình xin phép chia sẻ một số phương pháp mình đã sử dụng để tìm ra chất riêng của bản thân. Đồng thời cũng như đưa ra cách mình đã dùng để tạo ra giọng riêng cho bài viết.
Trước khi tìm cách để tạo giọng riêng, thiết nghĩ mỗi chúng ta cần xác định: “Thứ riêng mà chúng ta muốn truyền tải là gì?”. Chỉ khi ta xác định được thứ mình muốn truyền tải thì ta mới có thể truyền tải nó một cách hiệu quả.
Với bản thân mình, mình muốn người chấm khi đọc bài viết của mình sẽ có ấn tượng về một bài viết “suy tư”, “sâu sắc” và “nhiệt huyết”. Mình muốn truyền sức trẻ vào bài viết, truyền vào đó những suy nghĩ riêng tư của mình. Do đó, mình đã sử dụng một số cách sau đây để truyền tải hiệu quả những điều đó.
Đặt ra những câu hỏi để thể hiện sự trăn trở
Hình tượng không giới hạn không gian mở của chính nó, khoảng trống không giới hạn không gian mở của chính nó, huống chi là giới hạn tiếp nhận văn học? Cái chuyến tàu đi qua nơi phố huyện nhỏ nơi “Hai đứa trẻ” đang díu mắt đợi chờ nào có phải chuyến tàu bình thường, nào có phải chỉ là thứ phương tiện đi lại của con người? Ánh sáng của chuyến tàu không ngừng hắt lại không gian tối tăm lúc này, có chăng là gợi nhắc về một “ Hà Nội xa xăm, Hà Nội sáng rực”, về một thế giới sôi động đối lập với thực tại, có chăng là những ngóng vọng, ước ao rất mực tươi đẹp của tâm hồn con người? “Chiếc lá cuối cùng” của Ohenry là chiếc lá thực còn sót lại của cây thường xuân dũng cảm bám chắc vào cuống lá, mặc cho mưa tuôn bão thổi, mặc cho gió lạnh hoành hành. Hay chiếc lá là niềm tin sống của Giôn-xi, là kiệt tác tình thương của cụ Bơ-men?
Viết những câu phức xen lẫn những câu đơn
Phải biết rằng mọi sự trên đời đều có một điểm cực hạn. Tiếp nhận văn học không nằm ngoài quy luật đó, tất yếu cũng có những giới hạn nhất định. Từ thuở văn chương trung đại – thời của những ước lệ tượng trưng trị vì, những thành tựu kiên cố của những điển tích, thì sự đọc đã có một giới hạn trong những quy tắc và quy chuẩn xã hội, trong lớp nghĩa mà dường như cả nhà văn lẫn người đọc đều đã ngầm thống nhất trước đó. Không phải ngẫu nhiên mà văn học chính thống thời phong kiến lại mang tên gọi là văn chương bác học. Gọi như thế, nghĩa là người sáng tạo phải bác học và người tiếp nhận cũng rất bác học. Giới hạn tồn tại chính là quy phạm kể cả từ sáng tác đến thưởng thức.
Sử dụng phép điệp để tạo nhịp điệu, nhấn mạnh sự tha thiết của người viết
Người ta tự hỏi vì sao lại xuất hiện và tồn tại một cánh đồng bất tận” (Nguyễn Ngọc Tư), nơi lưu giữ những nỗi đau đớn của con người trên cánh đồng hoang hóa của đời mình: những nỗi đau của Út Vũ – người chồng bị bội phản mang trong lòng những hận thù không thể lý giải, nỗi đau của Nương và Điền – 2 đứa trẻ cô đơn, lay lắt. Vì người mẹ bỏ đi? Vì hình ảnh của nữ tính rời bỏ, tình yêu thương cũng đi theo, để lai những cánh đồng cạn nước, những dòng sông trơ đáy? Ta nhận ra rằng khi tâm hồn con người cạn kiệt tình yêu, đó là điểm bắt đầu của mọi bi kịch. Sau cuộc hành trình truy nguyên bản thể của các nhân vật trong “Rừng Nauy” (Murakami), ta day dứt về cái tôi bất toàn và tràn ngập nỗi hoang hoải cô đơn trong xã hội hiện đại hậu công nghiệp.
Link lớp ôn thi HSG THCS: https://forms.gle/MMC8JdtQU3dBwDGeA