NHỮNG DÒNG SÔNG TRONG MẠCH CHẢY TRƯỜNG CHINH (HÌNH TƯỢNG DÒNG SÔNG TRONG VĂN CHƯƠNG)

NHỮNG DÒNG SÔNG TRONG MẠCH CHẢY TRƯỜNG CHINH (HÌNH TƯỢNG DÒNG SÔNG TRONG VĂN CHƯƠNG)

Rubik BTV
13/05/2025

Nếu khi xưa, trong thơ kháng chiến, mặt trời là biểu tượng của ánh sáng chân lý, lý tưởng; chiến sĩ là biểu tượng của tinh thần Việt Nam thời chiến; hoa là biểu tượng của vẻ đẹp thời đại cách mạng; cánh chim là biểu tượng của tự do; mùa xuân là biểu tượng của thành quả cách mạng thì dòng sông là biểu tượng của dòng chảy lịch sử và sự nối liền. 

Từ cổ chí kim, dòng sông đi vào văn chương như mạch ngầm dịu mát. Nó như ẩn chứa điều gì đó bí mật khơi gợi những suy tư của loài người. “Là biểu tượng của khả năng của vạn vật, của tính lưu chuyển của mọi dạng thể… Tất cả đến từ sông. Tất cả quay về sông… Con sông mang ý nghĩa thân thể”. Đó là gì ngoài những con sông quê, sông ánh sáng, sông lịch sử, sông giới tuyến, sông lệ, sông máu… đã thấm nhuần vào mạch chảy của văn học trường chinh thời ấy.

Ví như Tố Hữu, từ sự dài rộng của sông, đã ca lên bài ca về đội ngũ cách mạng: 

“Đội ngũ ta trùng trùng điệp điệp

Cao như núi, dài như sông”

(Ta đi tới)

“Đường càng đi đội ngũ càng đông

Suối ngàn đã chảy thành sông” 

(Ba mươi năm đời ta có Đảng). 

Hay từ sự nối liền của suối, sông và biển cả, ông nói lên trăn trở về nguồn cội, sự bắt đầu hay kết thúc, điều trước lẽ sau, sự thuỷ chung son sắt:

 “Mình về mình có nhớ không

Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn” 

(Việt Bắc). 

Trong niềm vui hân hoan cách mạng thành công, Tố Hữu nhìn thấy những đôi bờ trù mật: 

“Yêu biết mấy những dòng sông bát ngát

Giữa đôi bờ rào rạt lúa ngô non”

 (Mùa thu mới)

Hồn thơ của Tố Hữu đã hoà một nhịp cùng với những hồn thơ Nguyễn Đình Thi, Hoàng Trung Thông, Chế Lan Viên, Tế Hanh, Quang Dũng, Bằng Việt, Phạm Tiến Duật, Xuân Quỳnh khác; nâng sông lên thành một trong những biểu tượng trung tâm của thơ kháng chiến. Mang trong mình bóng dáng của thời đại cách mạng, dòng sông đất nước đem đến những niềm vui của đời sống tự do đang đi lên trong nắng mùa thu: 

“Những ngả đường bát ngát

Những dòng sông đỏ nặng phù sa

(Đất nước của Nguyễn Đình Thi). 

Phù sa, sự bồi đắp, sự tốt tươi, màu mỡ, dâng hiến… là khía cạnh của sông được Nguyễn Đình Thi triển khai cho cảm thức đất nước hoà bình đang xây dựng cuộc sống ấm no. Cơ sở của biểu tượng được khởi lên từ đặc tính dâng nước, mang phù sa, nhưng quan trọng hơn, đó là dòng sông lịch sử. Đó cũng là hành trình của văn hoá, lịch sử, con người Việt Nam từ ngàn xưa đến bây giờ. Tế Hanh, nhà thơ của con sông quê hương, đã nhìn thấy sông trong hoài niệm, trong ký ức và trong cả tương lai: 

“Hỡi con sông đã tắm cả đời tôi

Sông của quê hương, sông của tuổi trẻ

Sông của miền Nam nước Việt thân yêu

Quê hương ơi, lòng tôi cũng như sông

Tình Bắc Nam chung chảy một dòng” 

(Nhớ con sông quê hương). 

Đặc biệt, trong thơ kháng chiến Việt Nam 1945-1975, ta bắt gặp biểu tượng phù sa như là một phái sinh của sông trong thơ Chế Lan Viên. Ông đã khai thác tài tình khía cạnh phù sa của sông để nói lên sự bồi đắp, nuôi dưỡng của lý tưởng cách mạng đối với tâm hồn: 

“Dòng sông ấy không phải sông ấy nữa 

Từng ngọn sóng đầu lau chất chứa

Những bão bùng và những chiến công” 

(Thời sự hè 72 – bình luận). 

Những liên tưởng về “dòng sông ấy” là cách nói khác về tính tượng trưng, phổ quát của sông trong tâm thức người Việt.

Thông tin lớp Sirius – ôn thi vào đội tuyển quốc gia: https://forms.gle/7JGnemLi95VtTbPF7

KHOÁ HỌC LIÊN QUAN

Combo khóa Nobel Văn học và Văn học nước ngoài

Kiến thức tác giả, tác phẩm phong phú, chuyên sâu từ 30 cây bút tiêu biểu đến từ 12 quốc gia trên thế giới cùng các tài liệu tặng kèm
699.000 
Xem chi tiết

Combo khóa Văn học Việt Nam

Nắm bắt kiến thức tổng quan về từng giai đoạn trong nền văn học Việt Nam, cùng với đó là đi sâu tìm hiểu các tác giả, tác phẩm tiêu biểu.
799.000 
Xem chi tiết

Combo khóa Văn học Việt Nam và Nobel Văn học

Nắm bắt kiến thức về các tác giả tác phẩm trong từng giai đoạn văn học Việt Nam, các tác giả đạt giải Nobel Văn học.
999.000 
Xem chi tiết

Combo khóa Văn học Việt Nam và Văn học nước ngoài

Nắm bắt kiến thức tổng quan về từng giai đoạn trong nền văn học Việt Nam, mở rộng tìm hiểu về nền văn học thế giới từ các quốc gia khác, đi sâu vào một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu.
949.000 
Xem chi tiết

Combo khóa Văn học Việt Nam, Văn học nước ngoài và Nobel Văn học

Nắm bắt kiến thức tổng quan về từng giai đoạn trong nền văn học Việt Nam, mở rộng tìm hiểu về nền văn học thế giới từ các quốc gia khác, đi sâu vào một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu.
1.199.000 
Xem chi tiết

Khoá Meeting: Lớp Bản đồ dẫn chứng

Lớp bản đồ dẫn chứng tổng hợp các tác phẩm từ Việt Nam đến nước ngoài theo hướng vận dụng
1.000.000 
Ngày bắt đầu: 25/02/2024
Giờ học: 120 phút
Số Video: 24 buổi
Xem chi tiết

Khoá Meeting: Lớp Apollo – Học sinh giỏi quốc gia

Lớp ôn vào Đội tuyển Quốc gia sẽ đồng hành với các bạn trong quá trình vận dụng tri thức đã có cũng như bồi đắp thêm kiến thức cho kỳ thi học sinh giỏi quốc gia.
2.250.000 
Ngày bắt đầu: 25/02/2024
Giờ học: 120 phút
Số Video: 24 buổi
Xem chi tiết

Khoá Meeting: Lớp Học sinh giỏi THCS

Khóa học sẽ giúp các bạn được học từ cơ bản đến nâng cao các kiến thức như Nhà văn và quá trình sáng tạo, Đặc trưng thơ, truyện, chức năng văn học từ Văn học dân gian - trung đại - hiện đại…
1.800.000 
Ngày bắt đầu: 25/02/2024
Giờ học: 120 phút
Số Video: 24 buổi
Xem chi tiết

KHÓA VĂN HỌC VIỆT NAM SAU 1975

Khóa học sẽ cung cấp cho các bạn về đặc trưng của nền văn học đổi mới với sự phong phú, đa chiều, phân tích cảm hứng thế sự và xu hướng dân chủ hóa của văn học, đánh giá các tác giả, tác phẩm tiêu biểu và chỉ ra hướng vận dụng trong các đề.
299.000 
Ngày bắt đầu: Thời gian học linh hoạt
Giờ học: 500 phút
Số Video: 12 video
Xem chi tiết

KHÓA VĂN HỌC VIỆT NAM THỜI KHÁNG CHIẾN

Khóa học sẽ cung cấp cho các bạn các các đặc trưng của văn học kháng chiến trong ba chặng đường từ 1945 - 1975, phân tích khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn, đánh giá các tác giả, tác phẩm tiêu biểu và chỉ ra hướng vận dụng trong các đề.
299.000 
Ngày bắt đầu: Thời gian học linh hoạt
Giờ học: 675 phút
Số Video: 15 video
Xem chi tiết

KHÓA VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỶ XX ĐẾN NĂM 1945

Khóa học sẽ cung cấp cho các bạn các đặc trưng của văn học giai đoạn 1930 - 1945 với ba khuynh hướng chính: lãng mạn chủ nghĩa, hiện thực phê phán, hiện thực xã hội chủ nghĩa, kiến thức tác phẩm, văn học sử từ tổng quát đến chuyên sâu, cách liên hệ, mở rộng, so sánh, cùng hướng giải các đề về văn học giai đoạn 1930 - 1945.
299.000 
Ngày bắt đầu: Thời gian học linh hoạt
Giờ học: 300 phút
Số Video: 12 video
Xem chi tiết

Hãy cho biết trải nghiệm của bạn với nội dung trên

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Danh sách đánh giá (0 đánh giá)