
QUÝ NGỮ TRONG THƠ HAIKU








QUÝ NGỮ TRONG THƠ HAIKU


Khái niệm “Quý ngữ” trong thơ haiku – tinh hoa thơ Nhật
Thơ văn xưa thường được gắn với các hình ảnh biểu tượng từ thiên nhiên. Điều đó cũng dễ hiểu vì theo quan niệm xưa hình ảnh con người luôn được so sánh và gắn với thiên nhiên. Và ta có thể thấy rõ điều ấy qua những vần thơ haiku hay còn được gọi với cái tên “Qúy ngữ”. Hãy cùng tìm hiểu với Rubik nhé.
Khởi nguồn từ xứ sở hoa anh đào từ thế kỷ XVII và phát triển mạnh vào thời kỳ Edo (1603-1868). Thơ Hai-cư (Haiku) được coi là loại thơ cực ngắn của Nhật Bản, cô đọng và hàm súc. Một bài thơ chỉ gồm ba câu, mười bảy âm tiết (5-7-5) dài không quá mười hai, mười ba từ, không chấm câu, không đề. Thiên nhiên bốn mùa và nội tâm cá nhân là đề tài phổ biến nhất trong thơ haiku. Tuy mỗi tác phẩm thơ haiku ngắn là vậy nhưng những giá trị được biểu đạt qua từ ngữ lại sâu sắc khôn cùng.
“Quý ngữ” là một phạm trù, cách nói để đặt tên cho hiện tượng trong cuộc sống, ở đây quý ngữ được gọi chung là những từ chỉ mùa. “Quý ngữ” đã trở thành một yếu tố quan trọng trong luật làm thơ Haiku. Ở bài Haiku nào, ta cũng dễ dàng bắt gặp những từ chỉ thời tiết và mùa, hầu hết các tập thơ Haiku đều được sắp xếp theo từng mùa. Nhờ sử dụng quý ngữ với những quy ước nhất định, nhà thơ có thể chỉ bằng những từ ngữ đơn lẻ về sự vật hiện tượng cũng có thể mang lại cho người đọc cảm nhận về cái đẹp của mỗi mùa.
Quý ngữ trực tiếp dùng các từ gọi tên các mùa: xuân, hạ, thu, đông như trong thi phẩm của nhà thơ Matsuo Basho:
Dưới cơn mưa hạ hạnh phúc nào bằng đối diện vầng trăng
(Matsuo Basho)
Bên cạnh đó, quý ngữ gián tiếp lại không dùng các từ xuân, hạ, thu, đông mà sử dụng những từ chỉ sự vật, hiện tượng đặc trưng của các mùa. Mùa đông đến với cơn gió lạnh đầu mùa, cái rét lạnh mà chỉ đông mới cảm nhận được:
Trong cơn giá rét
lê mãi bước chân
nẻo đường Shinano
(Kobayashi Issa)
Sự ẩn ý, thâm trầm, sâu lắng từ những tầng nghĩa mà chúng ta đã từng được cảm trong những dòng thơ của Nakahara Micho:
Cá trắng
tỉnh lược
từ bây cá
(Nakahara Micho)
“Qúy ngữ” đã làm cho những vần thơ haiku trở nên sâu sắc hơn bao giờ hết. Qua những từ ngữ cô đọng, ẩn chứa những tầng bậc ý nghĩa sâu sắc nhưng lại gần gũi bởi các hình ảnh được lấy từ thiên nhiên đã giúp cho tác phẩm thơ haiku dễ dàng chạm đến độc giả. “Quý ngữ” trong thơ haiku có thể coi như chiếc chìa khóa mở cửa tâm hồn gắn kết với độc giả.
Link lớp ôn thi HSG THCS: https://forms.gle/MMC8JdtQU3dBwDGeA
Hãy cho biết trải nghiệm của bạn với nội dung trên
Danh sách đánh giá (0 đánh giá)