SO SÁNH QUAN NIỆM SÁNG TÁC CỦA NAM CAO VÀ THẠCH LAM

SO SÁNH QUAN NIỆM SÁNG TÁC CỦA NAM CAO VÀ THẠCH LAM

Rubik BTV
31/12/2024

1. Quan điểm sáng tác của Thạch Lam

Văn chương phải khai thác những giá trị thẩm mỹ, nghệ thuật vị nghệ thuật, hướng con người đến cái đẹp, cái chân của cuộc sống.
Cái đẹp trong sáng tác của Thạch Lam là cái đẹp nằm trong thực tại. Đối lập với quan điểm thông thường về cái đẹp cao siêu, thoát li thực tại, cái đẹp của Thạch Lam mang màu sắc duy cảm, đồng nghĩa với cái thi vị, nên thơ, mang phẩm chất của sự trong sáng, thuần hậu, thanh khiết.

Cái đẹp trong thực tại đòi hỏi nhà văn phải là người biết tìm thấy và biểu đạt được những sự vật, hình tượng ở góc khuất của cuộc sống, ít được con người nhận diện nhưng khi phát hiện  được thì lại thấy đẹp vô cùng. Cái đẹp ở đời sống thường nhật làm nên vẻ đẹp con người không phải phần lộ thiên về ngoại hình mà nó nằm sâu trong nội tâm của con người.

Cái đẹp được phát hiện ngay trong chính thực tại nhưng sau đó phải vượt lên trên trên thực tại ấy, phải khơi dậy được ở con người một khao khát, lí tưởng, một ý hướng vươn tới cái cao cả, hoàn thiện và phải mở rộng chiều kích tự do tinh thần cho con người.

Thạch Lam quan niệm: nghệ thuật phải giúp cho con người có được “một bài học trông nhìn và thưởng thức”, nghĩa là nhà văn khi nhìn thế giới, thông qua lăng kính thẩm mỹ, phải khám phá những giá trị kết tinh trong sự vật, hiện tượng, con người bằng cái nhìn vô cầu, vô tư, rất đỗi khoáng đạt chứ không phải bằng bất kì nhãn quan vị lợi nào 

Một số quan niệm của Thạch Lam về văn chương:

Đối với tôi, văn chương không phải là một cách đem đến cho người đọc sự thoát ly trong sự quên, trái lại văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo vừa thay đổi một thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người thêm trong sạch và phong phú hơn”.

Công việc của nhà văn là phát hiện cái đẹp ở chính chỗ mà không ai ngờ tới, tìm cái đẹp kín đáo và che lấp của sự vật, cho người khác một bài học trông nhìn và thưởng thức.

Một nhà văn thiên tài là người muốn cảm nhận mọi vẻ đẹp man mác của vũ trụ.

Nhà văn cốt nhất định phải đi sâu vào tâm hồn mình, tìm thấy những tính tình và cảm giác thành thực; tức tìm thấy tâm hồn của mọi người qua tâm hồn của chính mình, đi đến chỗ bất tử mà không tự biết và qua tâm hồn ta, chúng ta có thể đoán biết được tâm hồn mọi người. Và chỉ khi nào chúng ta hiểu biết được những trạng thái tâm lý người ngoài.

2. Quan điểm sáng tác của Nam Cao:

Đối với ông, văn chương phải là sự thật ở đời. Nhà văn không che giấu, lẩn tránh sự thực, trái lại, nhà văn phải là người chủ động dấn thân, đào sâu vào nó và tìm cách thể hiện nó trong trang văn của mình.

Nỗi đau trong tác phẩm Nam Cao: nỗi đau vừa là một sự dày vò về thể chất, cũng có thể là sự chịu đựng của tính thần, đó là sự chịu đựng, thiệt thòi, là tình trạng bị đày đọa, bị làm cho tổn thương, bị tước đoạt các giá trị của bản thân, bị đối xử một cách bất công, oan ức. Nỗi đau khổ mà Nam Cao quan tâm nhất gắn liền với những kiếp lầm than, những con người nhỏ bé, yếu thế, dễ bị vô hình hóa trong cấu trúc xã hội đương thời.

Công việc của nhà văn phải trình hiện đời sống như nó đang có, vốn có, cho dù những hình ảnh ấy của đời sống không đem đến cho người đọc cảm giác dễ chịu, yên ổn như khi ngắm nhìn cái đẹp.

Một số quan niệm của Nam Cao về văn chương:

Một tác phẩm thật giá trị, phải vượt lên bên trên tất cả bờ cõi và giới hạn, phải là một tác phẩm chung cho cả loài người. Nó phải chứa đựng một cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn lại vừa phấn khởi. Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình…Nó làm cho người gần người hơn.

Cái nghề văn, kỵ nhất cái lối thấy người ăn khoai cũng vác mai đi đào

Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương rồi. Nhưng sự cẩu thả trong văn chương thì thật là đê tiện…. Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi, và sáng tạo những cái gì chưa có.

Nghệ thuật không là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối! Nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp người lầm than

KHOÁ HỌC LIÊN QUAN

Khoá Meeting: Lớp Sirius – Ôn Đội tuyển Quốc gia

Lớp ôn vào Đội tuyển Quốc gia sẽ đồng hành với các bạn trong quá trình vận dụng tri thức đã có cũng như bồi đắp thêm kiến thức cho kỳ thi học sinh giỏi quốc gia.
2.500.000 
Ngày bắt đầu: 25/02/2024
Giờ học: 120 phút
Số Video: 24 buổi
Xem chi tiết

Khoá Meeting: Lớp Apollo – Học sinh giỏi quốc gia

Lớp ôn vào Đội tuyển Quốc gia sẽ đồng hành với các bạn trong quá trình vận dụng tri thức đã có cũng như bồi đắp thêm kiến thức cho kỳ thi học sinh giỏi quốc gia.
2.250.000 
Ngày bắt đầu: 25/02/2024
Giờ học: 120 phút
Số Video: 24 buổi
Xem chi tiết

Tuyệt kỹ Chinh phục Đọc hiểu và NLXH

Tài liệu "Tuyệt kỹ chinh phục Đọc hiểu và Nghị luận xã hội" được trình bày rất chi tiết về những kiến thức cơ bản, các dạng và cách trả lời câu hỏi hợp lí, giúp các em có thể dễ dàng hình dung tư duy và biết xây dựng cho mình lối hành văn theo nguồn tư liệu đã cung cấp, từ đó có thể nâng cao kĩ năng và tự tin chinh phục đạt điểm tuyệt đối mọi dạng đề.
99.000 
Xem chi tiết

Hãy cho biết trải nghiệm của bạn với nội dung trên

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Danh sách đánh giá (0 đánh giá)