
VĂN CHƯƠNG TỪ GÓC NHÌN ĐIỆN ẢNH








VĂN CHƯƠNG TỪ GÓC NHÌN ĐIỆN ẢNH


Chắc hẳn đây là một câu hỏi nan giải mà ai trong số những người yêu nghệ thuật đều băn khoăn. Khi chúng ta thưởng thức một tác phẩm điện ảnh được chuyển thể từ một tác phẩm văn học đều sẽ mang đến cho chúng ta một tâm thế đón chờ, mong mỏi và tự đặt ra câu hỏi cho mình là liệu rằng tác phẩm điện ảnh ấy có giống như nguyên tác không nhỉ? Hay tác phẩm ấy có ẩn chứa những giá trị mà mình nhận được từ tác phẩm văn học không?
Văn học và điện ảnh là hai loại hình nghệ thuật độc lập.
Mỗi loại hình nghệ thuật đều sẽ có cách biểu đạt khác nhau và đến với độc giả theo những cách thức riêng. Tuy vậy, hai loại hình nghệ thuật ấy cũng không hoàn toàn riêng biệt mà nó có sự giao thoa, bổ trợ lẫn nhau phục vụ cho nền nghệ thuật.
Tại sao nói văn học và điện ảnh gắn liền với nhau?
Văn học được coi là loại hình nghệ thuật thứ nhất, văn học ra đời sớm nhất và gắn liền với hiện thực cuộc sống, lấy những vấn đề trong đời sống hiện thực làm chất liệu để tạo nên tác phẩm. Chính vì lẽ đó nên một tác phẩm văn học ở trong đó gần như thấm nhuần những tư tưởng, triết lí nhân sinh. Với xu hướng liên ngành phát triển như hiện nay, các lĩnh vực nghệ thuật cũng từ đó mà gắn chặt với nhau, có những sự học hỏi, tiếp thu lẫn nhau bởi vậy nên mới có mảng phim chuyển thể cải biên. Qua cảm nhận của riêng các nhà biên kịch, bằng trí tưởng tượng của mình thì họ đã sáng tạo nên một tác phẩm điện ảnh được lấy cảm hứng từ những tác phẩm nổi tiếng và tạo nên được tiếng vang cũng như những giá trị riêng biệt cho nền nghệ thuật điện ảnh. Cũng qua những tác phẩm điện ảnh của những nhà biên kịch chúng ta cũng có những góc nhìn mới mẻ hơn về tác phẩm văn học. Vì những nhà biên kịch họ không chỉ là người bê y nguyên những câu từ, trạng thái tinh thần hay diễn biến tâm lí của nhân vật trong tác phẩm mà bằng trí tưởng tượng, sự sáng tạo và qua những giá trị mà họ cảm nhận tiếp thu được qua tác phẩm để xây dựng nên một tác phẩm điện ảnh cho riêng mình. Phải chăng đó cũng là cách một tác phẩm chuyển thể đến với chúng ta.
Liệu giá trị của văn học và điện ảnh có bị pha loãng khi sự giao thoa xảy ra?
Có thể là hai loại hình nghệ thuật này có sự ảnh hưởng lẫn nhau nhưng do tính chất đặc thù của điện ảnh như cách thức thể hiện, cách điện ảnh đến với độc giả nên dĩ nhiên bản điện ảnh sẽ khác với tác phẩm văn học. Đó cũng chính là những thách thức mà một tác phẩm điện ảnh chuyển thể cần phải thể hiện để có thể nêu bật giá trị riêng, những chiều sâu về tư tưởng và đưa đến những góc nhìn mới cho những người thưởng thức.
Hiện nay, chúng ta có thể nhìn thấy rõ qua những tác phẩm chuyển thể được công chiếu ở rạp phim trên toàn quốc.
Với mỗi tác phẩm khán giả sẽ có cách đánh giá khác nhau. Một số tác phẩm nhận được sự yêu thích đông đảo từ khán giả nhưng một số còn lại thì gánh những lời chỉ trích hay những ý kiến trái chiều. Ta có thể thấy qua bộ phim Mắt biếc của đạo diễn Victor Vũ được lấy cảm hứng từ tác phẩm cùng tên của tác giả Nguyễn Nhật Ánh – nhà văn nổi tiếng và thành công. Phim Mắt Biếc vừa giữ nguyên được tinh thần của truyện nhưng cũng vừa chêm vào đó những suy tư riêng của đạo diễn, ông đặt vào đó những nhân vật đưa vào những tình tiết đặc sắc để làm phong phú tác phẩm điện ảnh của mình. Và cũng vì vậy nên Mắt Biếc được coi là bộ phim chuyển thể thành công nhất, có sự chỉn chu, có những cảm xúc chân thành và trong sáng, có sự sáng tác của nhà làm phim.
Khi tiếp nhận một tác phẩm chuyển thể có lẽ chúng ta nên mở rộng tầm suy nghĩ.
xem nguyên tác giống như một bản tham khảo để có thể hiểu hơn về nhân vật và cũng để xem cách khai thác nhân vật của biên kịch để có những trải nghiệm tuyệt vời hơn. Và một tác phẩm điện ảnh chuyển thể vẫn mang cốt truyện ban đầu của một tác phẩm văn học. Vì vậy một tác phẩm văn học khi được nhìn qua góc chiếu của điện ảnh biết đâu sẽ đưa chúng ta chạm gần đến với tác phẩm văn học hơn thì sao. Trong cuộc sống hội nhập hiện nay có rất nhiều trang mạng xã hội thu hút chúng ta, để một tác phẩm văn học đến gần với chúng ta hơn hay phù hợp hơn với nhu cầu hiện tại của con người. Tại sao chúng ta không thử thưởng thức một tác phẩm điện ảnh chuyển thể để có cái nhìn sâu sắc hơn về tác phẩm nhỉ.
Vậy nên chắc chắn rằng việc một tác phẩm điện ảnh chuyển thể được công chiếu sẽ không làm mất đi giá trị ban đầu của một tác phẩm văn học. Mà nó chỉ đưa đến những cảm quan mới mẻ hơn, những góc nhìn độc đáo về tác phẩm văn học. Qua đó người xem có thể thưởng thức và tiếp cận một cách dễ dàng hơn trong thời đại hội nhập hiện nay.
Hãy cho biết trải nghiệm của bạn với nội dung trên
Danh sách đánh giá (0 đánh giá)